Bạn có thể ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch nhưng bao nhiêu là tốt nhất?

Mục lục

Bữa ăn sáng rất quan trọng và mọi người thường chọn ăn trứng để nhanh gọn. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc về ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch có an toàn không và ăn bao nhiêu sẽ là quá nhiều cho một tuần. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi này cho bạn.

1. Bệnh nhân có thể ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng về tim mạch, những cảnh báo về trứng chỉ đối với những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim nặng. Hiện tại, không có khuyến nghị cụ thể về việc tiêu thụ bao nhiêu trứng mỗi tuần. Nghiên cứu chỉ ra rằng tổng lượng chất béo bão hòa góp phần tạo ra cholesterol LDL (độc hại) nhiều hơn so với cholesterol từ chế độ ăn uống.


Vấn đề ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch có tốt không vẫn khiến khá nhiều người bỏ qua nguồn dinh dưỡng tự nhiên này từ thực phẩm
Vấn đề ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch có tốt không vẫn khiến khá nhiều người bỏ qua nguồn dinh dưỡng tự nhiên này từ thực phẩm

Do đó với những ai còn thắc mắc về việc bệnh tim ăn gì, việc ăn trứng khi mắc bệnh tim mạch với số lượng vừa phải cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe tim mạch của bạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng thêm.

Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng lòng trắng trứng là nguồn protein an toàn và khá tốt. Đối với những người lo lắng về bệnh tim hoặc cholesterol cao, nên hạn chế lượng lòng đỏ trứng và cân nhắc hạn chế tất cả các nguồn chất béo bão hòa khác trong chế độ ăn uống, như thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt bê và thịt cừu, da gia cầm, sữa nguyên chất, phô mai vì đây không phải là nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh tim. Để dễ hình dung, bạn nên ăn ít hơn bốn lòng đỏ trứng mỗi tuần để kiểm soát cholesterol LDL.

Để giảm cholesterol LDL, không nên để lượng chất béo bão hòa chiếm quá 5-6% lượng calo hàng ngày.

2. Thay đổi cách nấu ăn hằng ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất rằng khi chế biến trứng, bạn cũng cần chú ý đến phương pháp nấu. Nếu bạn chiên trứng, lượng dầu bạn sử dụng sẽ đóng góp vào lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bạn. Những phương pháp nấu ăn khô hơn hoặc không có dầu được ưa chuộng hơn, bao gồm:

  • Trứng chần
  • Luộc.
  • Chiên bằng bình xịt nấu ăn.

Chuyên gia cũng lưu ý rằng bạn nên tránh thêm muối vào trứng để duy trì lượng natri trong nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh tim ở mức khuyến nghị. Một muỗng cà phê muối là đủ mỗi ngày.


Bên cạnh việc sử dụng trứng gà, người bệnh nên cân bằng các loại chất khác có lợi cho tim mạch như chất xơ và hạn chế muối ăn
Bên cạnh việc sử dụng trứng gà, người bệnh nên cân bằng các loại chất khác có lợi cho tim mạch như chất xơ và hạn chế muối ăn

3. Hậu quả của việc ăn quá nhiều trứng

Mặc dù trứng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều trứng trong thời gian ngắn có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như sau:

  • Tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, thậm chí dẫn đến tử vong: Mỗi quả trứng có thể chứa đến 200mg cholesterol, có thể tăng cholesterol máu và gây xơ vữa động mạch.
  • Tăng nguy cơ xơ gan: Các dưỡng chất trong trứng có thể kích thích sản xuất men gan và hormon, dẫn đến xơ gan.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Lượng protein dồi dào có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, dẫn đến tăng cân và béo phì ở trẻ nhỏ.
  • Cao huyết áp: Đặc biệt là ở người trung niên, cholesterol đồng hóa có thể gây tắc nghẽn mạch máu và tăng huyết áp.

Việc sử dụng trứng gà quá mức trong khẩu phần ăn hằng ngày hoàn toàn không được khuyến cáo, đặc biệt ở người có bệnh tim mạch
Việc sử dụng trứng gà quá mức trong khẩu phần ăn hằng ngày hoàn toàn không được khuyến cáo, đặc biệt ở người có bệnh tim mạch

Nhìn chung, trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng khi tiêu thụ ở liều lượng phù hợp và cân đối khi bạn vẫn không biết bệnh tim ăn gì. Đối với những người có vấn đề về tim mạch, như bệnh mạch vành, tăng huyết áp hoặc cholesterol cao, việc ăn trứng có thể được thực hiện với tần suất 2-3 lần/tuần. Đồng thời, lựa chọn phương pháp chế biến trứng lành mạnh như ăn kèm với bánh mì sandwich, salad, ốp lết, trứng chần hoặc luộc cần được ưu tiên nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ