Biến chứng của thoái hóa khớp và cách điều trị hiệu quả

Mục lục

Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính và không có phương pháp chữa trị triệt để cho tình trạng này. Theo thời gian, có thể xuất hiện các biến chứng của thoái hóa khớp, bởi một khi sụn bị tổn thương thì không thể tự tái tạo.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Biến chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng mà lớp sụn bao phủ các đầu xương và giúp các khớp di chuyển trơn tru dần bị mài mòn, khiến các xương cọ xát trực tiếp vào nhau.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp có thể do tuổi tác, chấn thương hoặc các động tác lặp đi lặp lại nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là sự hao mòn tự nhiên theo thời gian, nhất là với người cao tuổi sau 50. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào nhưng thường gặp nhất ở khớp tay, đầu gối, hông và cột sống. 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp có thể do tuổi tác, nhất là với người cao tuổi sau 50.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp có thể do tuổi tác, nhất là với người cao tuổi sau 50.

Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính và hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Khi sụn khớp bị tổn thương sẽ không thể tự tái tạo. Theo thời gian, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng của thoái hoá khớp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1.1 Đau và cứng khớp

Biến chứng của thoái hóa khớp bao gồm đau và cứng khớp. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn theo thời gian. Thông thường, cảm giác khó chịu xuất hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân vừa mới thức dậy.

Bệnh nhân sẽ thấy khó di chuyển như trước đây và có thể cảm nhận tiếng khớp kêu lục cục hay răng rắc khi vận động. Hiện tượng này được các bác sĩ gọi là khớp kêu răng rắc hay crepitus.

1.2 Khó khăn khi vận động và tập thể dục

Theo thời gian, thoái hóa khớp khiến các khớp trở nên cứng, yếu hơn và gây đau đớn. Kết quả là bệnh nhân không còn làm được những điều mà trước đây từng dễ dàng thực hiện, nhất là đi lại. Bệnh nhân cũng có thể gặp khó khăn trong các hoạt động sau:

  • Cầm nắm các vật dụng trong nhà.
  • Cúi xuống.
  • Lên xuống cầu thang.

Biến chứng của thoái hoá khớp có thể làm tăng nguy cơ té ngã và bị thương. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân lập kế hoạch tập luyện để giảm bớt các triệu chứng và giảm nguy cơ té ngã.

1.3 Tình trạng sức khỏe khác

Thiếu vận động thường đồng nghĩa với việc ít tập thể dục, làm tăng nguy cơ tăng cân, huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và cholesterol cao. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc và khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen tập thể dục. 

Thiếu vận động làm tăng nguy cơ tăng cân, dễ dẫn đến thoái hóa khớp.
Thiếu vận động làm tăng nguy cơ tăng cân, dễ dẫn đến thoái hóa khớp.

1.4 Vấn đề về giấc ngủ

Biến chứng của thoái hóa khớp thường làm bệnh nhân khó ngủ, khiến bệnh nhân chợt giật mình tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc khó vào giấc ngay từ đầu. Thiếu ngủ có thể làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn, tăng nguy cơ trầm cảm và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, hạn chế khả năng di chuyển của bệnh nhân.

Bên cạnh việc điều trị viêm khớp, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để duy trì giấc ngủ ổn định.
  • Tránh sử dụng caffeine và rượu vào cuối buổi chiều và buổi tối.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
  • Duy trì thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách hoặc giãn cơ nhẹ.
  • Tránh các hoạt động ồn ào hoặc thảo luận căng thẳng gần giờ đi ngủ.
  • Tập thể dục vào buổi sáng.
  • Tránh tiêu thụ thức ăn nặng bụng và chứa nhiều chất béo vào đêm khuya.
  • Thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. 
Biến chứng của thoái hóa khớp thường làm bệnh nhân khó ngủ vì vậy bệnh nhân nên tránh sử dụng caffeine và rượu vào cuối buổi chiều và buổi tối.
Biến chứng của thoái hóa khớp thường làm bệnh nhân khó ngủ vì vậy bệnh nhân nên tránh sử dụng caffeine và rượu vào cuối buổi chiều và buổi tối.

1.5 Tổn thương khớp

Các vấn đề tổn thương khớp có thể xảy ra bao gồm:

  • Dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép, do trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống.
  • Khớp bị nhiễm trùng, mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp.
  • Các gân và dây chằng xung quanh khớp bị bào mòn hoặc rách, có thể dẫn đến mất ổn định khớp.
  • Chondrolysis là tình trạng sụn bị phá hủy hoàn toàn hoặc đột ngột, để lại các mô lỏng lẻo trong khớp.
  • Gãy xương do căng thẳng, những vết nứt nhỏ xảy ra do căng thẳng lặp đi lặp lại.
  • U nang hoạt dịch khoeo chân là khối u mềm chứa đầy chất lỏng phía sau đầu gối. Mặc dù chúng thường không gây đau đớn nhưng có thể đè lên mạch máu gây sưng chân hoặc vỡ ra gây đau.

2. Cách điều trị biến chứng của thoái hóa khớp

Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân điều trị và kiểm soát các biến chứng của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp bệnh nhân mắc phải.

Bước đầu tiên là kiểm soát các triệu chứng thông qua:

  • Thuốc.
  • Chườm nóng, chườm lạnh.
  • Vật lý trị liệu.
  • Tiêm và sử dụng các thiết bị hỗ trợ khớp như nẹp đầu gối.  

Thoái hóa khớp không chỉ gây ra những cơn đau và khó khăn trong vận động mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách. Hiểu rõ về các biến chứng và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp là điều cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống. Kết hợp giữa thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh, mang lại sự thoải mái và linh hoạt cho người bệnh. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ