Cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi

Mục lục

Các cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi không chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu mà còn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể. Việc áp dụng các cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi là cần thiết, vì tình trạng này kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo số loại bệnh tiêu hóa nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường

Trước khi tìm hiểu cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Xì hơi, còn được biết đến với các thuật ngữ như đánh rắm hay thả bom, là quá trình cơ thể giải phóng khí thải qua hậu môn, đôi khi kèm theo âm thanh và có mùi hoặc không mùi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, cho thấy cơ thể đang hoạt động khỏe mạnh.

Quá trình này giúp giải phóng khí được tích tụ do nuốt phải khi ăn uống hoặc nói chuyện, cũng như khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa. Trung bình mỗi người có thể xì hơi từ 5 đến 15 lần mỗi ngày, với tổng lượng khí khoảng 0,5 lít mỗi ngày. 

Cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống.
Cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống.

2. Nguyên nhân dẫn đến xì hơi nặng mùi

Khí thải trong quá trình xì hơi thường không mùi, nhưng đôi khi có thể xảy ra tình trạng xì hơi nhiều hơn và có mùi nặng. Các nguyên nhân chính của hiện tượng này thường liên quan đến loại thực phẩm được tiêu thụ, thói quen sinh hoạt cũng như các vấn đề sức khỏe cụ thể.

2.1 Xì hơi nhiều và nặng mùi do thực phẩm được tiêu thụ

Thực phẩm giàu lưu huỳnh như thịt đỏ, hành tỏi, trứng, các loại hạt và bia rượu khi tiêu thụ có thể hình thành các hợp chất có lưu huỳnh trong cơ thể, tạo ra mùi giống như mùi trứng thối khi xì hơi. Do đó, việc tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng xì hơi có mùi nặng hơn thường lệ.

Các loại thực phẩm chứa tinh bột khó tiêu như đậu, bắp cải và súp lơ xanh thường không được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày mà phải qua quá trình lên men tại ruột già. Quá trình lên men này có thể sản sinh ra khí metan, khiến hơi thải có mùi hôi đặc trưng.

2.2 Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh xì hơi nhiều hơn và mùi hôi hơn. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, uống đồ uống có gas, nhai kẹo cao su và căng thẳng thường xuyên là các yếu tố có thể góp phần làm tăng sản lượng khí trong đường ruột, dẫn đến hiện tượng này.

2.3 Sử dụng thuốc

Việc sử dụng kéo dài một số loại thuốc như thuốc kháng axit, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, cũng như thuốc điều trị ung thư, thực phẩm chức năng và vitamin tổng hợp có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng xì hơi nhiều và mùi nặng hơn bình thường.

2.4 Do di chuyển bằng máy bay

Khi ngồi trên máy bay, do độ cao lớn hơn so với mặt nước biển, khí trong cơ thể có xu hướng giãn nở và tích tụ nhiều hơn, dẫn đến tình trạng đầy hơi.

2.5 Do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, xì hơi nhiều và có mùi nặng cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe cụ thể:

  • Táo bón: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra xì hơi nhiều và nặng mùi. Phân tích tụ trong ruột già khiến các vi khuẩn phân hủy mạnh mẽ, từ đó sản sinh ra khí có mùi hôi. Tình trạng táo bón càng nghiêm trọng, quá trình tích tụ càng lâu, khiến mùi xì hơi càng khó chịu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Nếu xì hơi kèm theo phân đen, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Bệnh không dung nạp lactose: Tình trạng này xuất hiện khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase để phân hủy lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi lactose không được tiêu hóa hết, sẽ di chuyển đến ruột già và tại đây, lactose được các vi khuẩn lên men, tạo ra khí metan gây ra mùi hôi khó chịu. Các triệu chứng điển hình của tình trạng không dung nạp lactose bao gồm trướng bụng, xì hơi nhiều và có mùi hôi, thường xuất hiện từ 30 phút đến 2 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa lactose.
  • Bệnh Celiac - Không dung nạp gluten.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Việc sử dụng kháng sinh, ăn ít chất xơ có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật ruột, từ đó làm tăng tình trạng xì hơi.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các triệu chứng như xì hơi nhiều, tiêu chảy, táo bón và đau bụng.

3. Cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi

Nếu tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi xuất phát từ chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt không phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện:  

  • Để giảm thiểu tình trạng đầy bụng và xì hơi do hấp thụ các loại đồ uống có gas và rượu bia, việc cắt giảm hoặc hạn chế lượng cacbonat trong chế độ ăn uống là cần thiết. Các loại đồ uống này có thể làm tăng sinh hơi, gây chướng bụng và xì hơi do quá trình giải phóng khí trong dạ dày và ruột. Bằng cách giảm bớt lượng cabonat, người bệnh sẽ có thể kiểm soát và cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu này.
  • Giảm tiêu thụ đồ ngọt và đường là một cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi hiệu quả. Các thực phẩm này chứa chất dễ phân hủy, khiến lượng khí trong hệ tiêu hóa gia tăng, từ đó dẫn đến xì hơi. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt như bánh, kẹo.
  • Bổ sung trái cây như cam và nho vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ kiểm soát, cải thiện tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi. Những loại trái cây này chứa nhiều thành phần giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó giảm bớt tình trạng khó tiêu và lượng khí trong đường ruột.  
  • Giảm lượng thực phẩm giàu tinh bột như khoai mì và các loại ngũ cốc cũng là một cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi.
  • Bỏ các thói quen như nhai kẹo cao su và hút thuốc là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng xì hơi. Cả hai hoạt động này đều khiến người bệnh nuốt phải không khí dư thừa, dẫn đến tăng lượng khí trong dạ dày và ruột, từ đó gây ra xì hơi. Việc từ bỏ hút thuốc và nhai kẹo cao su sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
  • Duy trì một chế độ ăn cân bằng, giàu protein, vitamin, canxi, chất khoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó giảm tình trạng xì hơi.
  • Pha nước cốt chanh với nước nóng, thêm một thìa mật ong và một nhánh gừng đập dập, uống sau mỗi bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng xì hơi nặng mùi.
  • Uống một cốc nước ấm pha với nước cốt chanh trước bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Nếu đã thử áp dụng các cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi được nêu trên nhưng tình trạng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thông qua các xét nghiệm hoặc đánh giá sức khỏe toàn diện, từ đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhằm giải quyết tận gốc tình trạng này. Việc tìm kiếm sự can thiệp y tế là bước quan trọng để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào bị bỏ qua. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ