Cần làm gì khi mắc phải tình trạng vô sinh thứ phát?

Mục lục

Làm gì khi mắc phải tình trạng vô sinh thứ phát là câu hỏi khiến nhiều cặp vợ chồng lo lắng, đặc biệt khi đã từng sinh con trước đó. Thay vì tự trách bản thân, người bệnh nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, thăm khám bác sĩ chuyên khoa và cân nhắc các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp để tăng cơ hội mang thai thành công.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

1. Vô sinh thứ phát là gì?

Vô sinh thứ phát là tình trạng xảy ra khi một cặp vợ chồng từng có con hoặc đã mang thai (kể cả trường hợp sảy thai), nhưng sau đó không thể thụ thai tự nhiên trong ít nhất 1 năm, dù không sử dụng biện pháp tránh thai.

2. Làm gì khi mắc phải tình trạng vô sinh thứ phát?

2.1 Tìm kiếm chăm sóc y tế tốt

Nếu đã từng bị vô sinh nguyên phát, người bệnh có thể đã quen với những kiến thức cơ bản về y học sinh sản. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên gặp phải vô sinh thứ phát, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ là rất cần thiết. Hiểu biết về y học sinh sản giúp người bệnh chủ động hơn trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.  

2.2 Tự trách bản thân

Cảm giác tự trách bản thân rất dễ xảy ra ở những người gặp phải vô sinh thứ phát. Họ có thể cảm thấy hối tiếc vì đã chờ đợi quá lâu mới quyết định có thêm con hoặc không sinh con sớm hơn. Trong trường hợp đã có hai con hoặc nhiều hơn nhưng vẫn mong muốn có thêm, người bệnh có thể cảm thấy mình tham lam.

Một dạng tự trách khác thường gặp là cảm giác bản thân đang bị “trừng phạt” vì chưa trân trọng hoặc yêu thương đủ những đứa con hiện có. Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng còn cho rằng họ là những bậc cha mẹ “tồi tệ”. Vậy làm gì khi mắc phải tình trạng vô sinh thứ phát và gặp phải tình trạng này. Hãy nhớ rằng, những suy nghĩ này chỉ làm tăng thêm áp lực và căng thẳng thay vì giúp ích cho quá trình điều trị.

2.3 Nói rõ khi được hỏi về gia đình  

Nhiều bậc cha mẹ quyết định chỉ sinh một con và hoàn toàn hài lòng với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, một gia đình thường có từ hai con trở lên, vì vậy, các gia đình có một con thường xuyên nhận được những câu hỏi như: “Bé là con một đúng không?” hay “Anh chị có dự định sinh thêm em bé không?”. 

Nhiều bậc cha mẹ quyết định chỉ sinh một con và hài lòng với lựa chọn của mình.
Nhiều bậc cha mẹ quyết định chỉ sinh một con và hài lòng với lựa chọn của mình.

Để trả lời cho những thắc mắc về số lượng người trong gia đình, một câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề sẽ rất hữu ích. Ví dụ, vợ chồng có thể nói: "Chúng tôi mong muốn gia đình mình có thêm thành viên nhưng việc này không hề dễ dàng".

3. Những lựa chọn khi đối mặt với vô sinh thứ phát

3.1 Không tập trung vào tuổi tác  

Nhiều bậc cha mẹ thường suy xét về việc các con cách nhau bao nhiêu tuổi là hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng vô sinh thứ phát có thể gây trở ngại cho những dự định về khoảng cách tuổi tác "lý tưởng" giữa các con.

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng đừng nên quá bận tâm về vấn đề này. Mối quan hệ giữa anh chị em ruột không phụ thuộc vào việc cách nhau bao nhiêu tuổi. Thực tế cho thấy, nhiều người khi trưởng thành vẫn vô cùng yêu quý anh chị em hơn bản thân 10 hay 15 tuổi nhưng lại thường xuyên xảy ra xung đột với những người anh chị em chỉ hơn 1 hoặc 2 tuổi.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ khi bước vào tuổi 40 cũng thường trăn trở khi tuổi tác ngày càng cao. Tuy nhiên, điều duy nhất các cặp vợ chồng có thể làm là tránh những sự chậm trễ không đáng có.

3.2 Tìm hiểu những cách khác để trở thành cha mẹ

Ngày nay, nhiều người trở thành cha mẹ ở độ tuổi cuối 30 hoặc đầu 40. Tuy nhiên, không ít người phải đối mặt với tình trạng vô sinh do tuổi tác khi muốn có thêm con.

Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên, các cặp vợ chồng có thể cân nhắc nhiều phương án khác để mở rộng gia đình. Các lựa chọn phổ biến bao gồm hiến trứng, hiến phôi hoặc nhận con nuôi. Mỗi phương án đều có những quy trình và điều kiện riêng, vì vậy việc tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ giúp các cặp vợ chồng đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình. 

Các cặp vợ chồng bị vô sinh thứ phát có thể nhận con nuôi để có thêm thành viên mới.
Các cặp vợ chồng bị vô sinh thứ phát có thể nhận con nuôi để có thêm thành viên mới.

3.3 Dành thời gian cho con

Việc dành thời gian quan tâm đến con cái trước khi gia đình có thêm thành viên mới là rất quan trọng. Khi em bé chào đời, sự chú ý của cha mẹ thường sẽ dồn nhiều hơn cho trẻ sơ sinh, dễ khiến con lớn cảm thấy bị bỏ rơi. Do đó, cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian trước khi có thêm em bé để gắn kết với con, giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương đầy đủ và chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho sự thay đổi trong gia đình. 

Gia đình nên dành nhiều thời gian cho con trẻ hiện tại khi chưa có nhiều thành viên hơn.
Gia đình nên dành nhiều thời gian cho con trẻ hiện tại khi chưa có nhiều thành viên hơn.

4. Nếu đã cao tuổi nên làm gì để có con?

Sau 45 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm đáng kể do buồng trứng suy giảm, khiến việc mang thai tự nhiên trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tử cung vẫn có thể mang thai nếu có sự hỗ trợ y tế phù hợp. Nhờ vào sự phát triển của y học, các phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sử dụng trứng hiến tặng hoặc trứng đông lạnh từ trước đã giúp nhiều phụ nữ ở độ tuổi 45-50 mang thai thành công. Do đó, các cặp vợ chồng có mong muốn sinh con trong độ tuổi này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Trên đây là tất cả thông tin giải đáp thắc mắc “làm gì khi mắc phải tình trạng vô sinh thứ phát”. Nhìn chung, việc đối phó với tình trạng vô sinh thứ phát đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và hỗ trợ từ chuyên gia. Quan trọng nhất, cha mẹ nên dành thời gian quý báu cho con cái hiện tại, xây dựng mối quan hệ bền chặt trước khi đón thêm thành viên mới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ