Chướng bụng và đau bụng dưới: Nguyên nhân do đâu?

Mục lục

Chướng bụng và đau bụng dưới là những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những vấn đề tiêu hóa thông thường như đầy hơi, khó tiêu, đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm ruột thừa, u xơ tử cung hoặc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là vô cùng quan trọng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây đau bụng dưới

Đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bao gồm táo bón, bệnh Crohn, chế độ ăn uống hoặc thậm chí do tình trạng căng thẳng tâm lý. Việc điều trị hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc xác định đúng nguyên nhân gốc rễ của cơn đau.  

Ngược lại khi bị đầy hơi, người bệnh có thể cảm thấy no và bụng trông to hơn bình thường. Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu thường xảy ra ở khu vực dưới rốn và có thể liên quan đến các cơ quan trong khung chậu, như bàng quang và cơ quan sinh sản. 

Đau bụng dưới có thể tạo ra các cơn đau vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế người bệnh cần biết được nguyên nhân cụ thể.
Đau bụng dưới có thể tạo ra các cơn đau vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế người bệnh cần biết được nguyên nhân cụ thể.

2. Nguyên nhân gây chướng bụng và đau bụng dưới

Chướng bụng xảy ra khi người bệnh nuốt nhiều không khí hoặc ăn thực phẩm giàu chất béo, từ đó làm chậm quá trình rỗng dạ dày. Thậm chí, stress cũng có thể góp phần gây ra chướng bụng hoặc đau bụng dưới.

Ngoài ra, còn một số tác nhân khác cũng gây ra các tình trạng tiêu hoá này. Táo bón, không dung nạp thực phẩm nhất định, viêm dạ dày, viêm đại tràng hay trào ngược thực quản cũng là các tác nhân phổ biến.

Một số bệnh về ruột khác cũng gây ra đau bụng dưới có thể kể đến như: tắc ruột, liệt dạ dày, bệnh Crohn, viêm túi thừa hay ruột kích thích là những căn bệnh có khả năng gây ra các cơn đau. 

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng và đau bụng dưới.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng và đau bụng dưới.

Cơ quan sinh sản có thể góp phần gây ra đau bụng dưới nhưng không phải chính cơ quan này gây ra cơn đau. Thay vào đó, các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản mới là nguyên nhân chính. Những bệnh như mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt, u nang buồng trứng hay viêm vùng chậu đều có thể gây ra cảm giác đau đớn ở vùng bụng dưới.

Chướng bụng và đau bụng dưới cũng có thể xảy ra bởi một số bệnh khác: viêm ruột thừa, thoát vị đĩa đệm, viêm bàng quang, xơ gan, ung thư phúc mạcdị ứng cũng là các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Đặc biệt, người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế ngay lập tức nếu như không thể xì hơi hoặc nôn mửa không kiểm soát. Trong các trường hợp nặng hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế khi có một trong những tình trạng sau:

  • Sốt và nôn ra máu.
  • Phân có máu hoặc màu nâu sẫm.
  • Dịch âm đạo bất thường.
  • Cơn đau trở nên trầm trọng, hoặc chỉ đỡ đau khi nằm yên.

Nếu có các triệu chứng nhẹ nhưng không thuyên giảm trong một đến hai ngày, hãy đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.  

3. Điều trị và phòng tránh

Trước tiên, các bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. Bác sĩ có thể sẽ hỏi về thời điểm cơn đau bùng phát, các lí do khiến cơn đau trở nên tệ hơn và liệu bệnh nhân từng trải qua các cơn đau tương tự hay chưa.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tiến hành điều trị. Một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân có thể kể đến như:

  • Truyền dịch: Việc truyền dịch tĩnh mạch có thể là bước điều trị đầu tiên. Điều này sẽ giúp ruột nghỉ ngơi, từ đó giảm đi các triệu chứng.
  • Phẫu thuật: Đôi lúc, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để điều trị dứt điểm các tình trạng này. Đặc biệt là khi ruột thừa bị vỡ.
  • Thuốc kháng sinh: Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn. 
Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị chướng bụng và đau bụng dưới.
Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị chướng bụng và đau bụng dưới.

Ngoài ra, các bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà nếu các triệu chứng không quá nặng. Các loại thuốc không kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Người bệnh cũng có thể phòng ngừa bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tập thể dục, uống nhiều nước, dùng các loại thuốc giảm axit dạ dày hoặc thuốc giảm đau đều được khuyến nghị.

Các loại thực phẩm như đậu, bia, đồ uống có ga cũng giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng của chướng bụng và đau bụng dưới. Trên hết, bệnh nhân cần cai thuốc lá để có được một sức khoẻ tốt hơn.

Chướng bụng và đau bụng dưới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề tiêu hóa đơn giản đến các bệnh lý phức tạp liên quan đến cơ quan sinh sản. Việc nhận biết đúng nguyên nhân gây đau là vô cùng quan trọng để có thể điều trị hiệu quả và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng dưới, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe kịp thời là chìa khóa để bảo vệ cơ thể và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ