CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

I. Cơ sở triển khai Chương trình

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Theo ước tính, bệnh động mạch vành ảnh hưởng đến khoảng 1,72% dân số thế giới và gây ra gần 9 triệu ca tử vong mỗi năm (1). Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm đến 58% trên tổng số 18,6 triệu ca tử vong trên toàn cầu do bệnh động mạch vành vào năm 2019 (2). Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh động mạch vành cũng đang gia tăng nhanh, với mức tăng ước tính là 50% trong vòng 5 năm qua.

Tại Việt Nam, việc quản lý bệnh nhân động mạch vành đang gặp nhiều thách thức:

  • Dữ liệu theo dõi mức độ tuân thủ các hướng dẫn điều trị nội khoa trước khi thực hiện can thiệp xâm lấn còn hạn chế.
  • Thiếu dữ liệu đo lường hiệu quả điều trị sau can thiệp động mạch vành qua da.
  • Các vấn đề gây trì hoãn tại giai đoạn trước và trong quá trình nhập viện, làm kéo dài “thời gian cửa – tái thông mạch máu” (door-to-reperfusion time, là thời gian tính từ thời điểm bệnh nhân đến bệnh viện cho đến thời điểm bệnh nhân được can thiệp tái thông mạch máu) cũng như kéo dài thời gian nằm viện.

Để giải quyết những thách thức này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (VMTC) và Vinmec Central Park (VMCP) đã tiên phong triển khai Chương trình quản lý bệnh động mạch vành, áp dụng mô hình Đơn vị Thực hành Tích hợp (IPU) theo các tiêu chuẩn chất lượng của Trường Môn Tim mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology - ACC) với mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị một cách toàn diện và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành.

II. Mục tiêu Chương trình

Hiệu quả Chương trình được đánh giá thông qua các mục tiêu và chỉ số chất lượng cụ thể như sau:

  • Giảm thời gian nằm viện trung bình xuống dưới 3 ngày – tương đương với với ngưỡng mục tiêu của ACC.
  • Duy trì Thời gian  cửa – bóng dưới 60 phút (là thời gian từ khi bệnh nhân tới bệnh viện cho đến khi bệnh nhân được can thiệp cấp cứu) đối với nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI) – tương đương với ngưỡng mục tiêu của ACC.
  • Giảm Tỷ lệ biến chứng Suy giảm chức năng thận trong quá trình điều trị nội trú. Nâng cao hiệu quả điều trị - đánh giá dựa trên phản hồi của bệnh nhân thông qua các câu hỏi trong Bảng câu hỏi Đau thắt ngực Seattle (SAQ).
  • Giảm chi phí điều trị nội trú của bệnh nhân động mạch vành tối thiểu 10% so với thời điểm trước khi áp dụng tiêu chuẩn ACC.

III. Chiến lược thực hiện Chương trình

Giai đoạn 1: Xây dựng Chương trình (01/2022 – 03/2022)

  • Thành lập đội ngũ đa chuyên khoa phối hợp quản lý Chương trình bệnh động mạch vành. 
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)
  • Xây dựng tài liệu chuyên môn theo các hướng dẫn của ACC, bao gồm phác đồ điều trị Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, quy trình can thiệp động mạch vành theo chương trình và cấp cứu, các dự án cải tiến chất lượng, tài liệu đào tạo và bảng kiểm đánh giá tuân thủ.

Giai đoạn 2: Triển khai và Đánh giá (03/2022 – 10/2022)

  • Triển khai các khóa đào tạo chuyên biệt cho thành viên của Chương trình nhằm chuẩn hóa kiến thức và thực hành.
  • Tổ chức các cuộc họp đa chuyên khoa hàng quý, sử dụng kết quả các chỉ số chất lượng từ Cơ sở quản lý Dữ liệu Tim mạch Quốc gia (NCDR) để đánh giá hiệu quả Chương trình. Việc tham gia vào Cơ sở dữ liệu NCDR giúp hai bệnh viện Vinmec có thể so sánh kết quả với các bệnh viện khác trong mạng lưới của ACC, từ đó xác định được những vấn đề cần cải thiện và đưa ra chiến lược để liên tục nâng cao chất lượng.
  • Tổ chức các buổi tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí hàng quý và chương trình sàng lọc bệnh tim tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức cộng đồng về dự phòng và phát hiện sớm đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Giai đoạn 3: Đạt chứng nhận của ACC và duy trì Chương trình (11/2022 – Hiện tại)

Với những nỗ lực và cải thiện được chứng minh qua dữ liệu thực tế, vào tháng 11/2022, bệnh viện VMTC và VMCP chính thức trở thành bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ hai tại Châu Á đạt chứng nhận Chương trình quản lý bệnh động mạch vành của ACC, khẳng định sự tuân thủ nghiêm ngặt với các tiêu chuẩn quốc tế và những cải thiện đáng ghi nhận về chất lượng điều trị.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

IV. Kết quả

1.    Số ngày nằm viện: Việc áp dụng tiêu chuẩn ACC đã giúp bệnh viện VMCP duy trì thời gian nằm viện trung bình dưới 3 ngày. Trong khi đó, thời gian nằm viện tại VMTC đã giảm đáng kể từ 4,5 ngày vào Quý 4/2021 xuống trung bình 2,7 ngày vào Quý 3/2024.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

2.    Thời gian cửa – bóng trung vị ở nhóm bệnh nhân STEMI được can thiệp mạch vành cấp cứu (phút): Thời gian trung vị từ khi bệnh nhân tới bệnh viện cho đến khi bệnh nhân được can thiệp giảm xuống còn 54 phút tại VMTC và 53 phút tại VMCP trong Quý 4/2023, vượt qua ngưỡng 57 phút của ACC (phân vị thứ 75). Đồng nghĩa với việc kết quả của hai bệnh viện Vinmec tương đương với 25% các bệnh viện có kết quả tốt nhất trong mạng lưới của ACC tại Hoa Kỳ, thể hiện năng lực thực hiện can thiệp mạch vành nhanh chóng và hiệu quả cho nhóm bệnh nhân cấp cứu.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

3.    Tỷ lệ biến chứng Suy thận cấp do thuốc cản quang: Ghi nhận Tỷ lệ được cải thiện đáng kể tại hai bệnh viện.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

4.    Chất lượng sống của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành (đánh giá dựa trên bộ câu hỏi SAQ do bệnh nhân tự thực hiện): Toàn bộ chỉ số liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành đều cải thiện sau 3 tháng điều trị, đặc biệt là về khả năng vận động: đi bộ trong nhà, làm vườn, hút bụi, mang vác, nâng vật nặng.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

5.    Tối ưu hóa chi phí điều trị: Việc áp dụng tiêu chuẩn ACC trong giai đoạn 2022–2023 đã giúp giảm 19% chi phí điều trị nội trú trung bình của nhóm bệnh nhân can thiệp động mạch vành. Để đạt được hiệu quả tối ưu chi phí nêu trên, hai bệnh viện đã tích cực áp dụng các can thiệp trực tiếp rút ngắn thời gian nằm viện theo khuyến nghị của ACC như:

  • Áp dụng sớm Chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tim mạch.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn xuất viện của ACC: Đảm bảo bệnh nhân được ra viện sớm với tình trạng ổn định.
  • Giảm thiểu các biến chứng liên quan đến can thiệp mạch vành – là yếu tố có thể kéo dài thời gian nằm viện và tăng thêm chi phí điều trị.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH MẠCH VÀNH VINMEC: NÂNG TẦM ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACC)

V. Kết luận

Tuân thủ theo các tiêu chuẩn khắt khe của ACC, Chương trình Quản lý bệnh động mạch vành của Hệ thống Y tế Vinmec đã đem lại cải thiện đáng kể về chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân can thiệp động mạch vành. Hiệu quả của Chương trình được thể hiện qua các kết quả sau:

  • Giảm Thời gian nằm viện trung bình xuống dưới 3 ngày.
  • Giảm Thời gian cửa – bóng (từ khi bệnh nhân tới bệnh viện cho đến khi được can thiệp) xuống dưới 57 phút, tương đương với 25% các bệnh viện hàng đầu tại Mỹ theo ghi nhận của ACC.
  • Giảm Tỷ lệ biến chứng suy thận cấp do thuốc cản quang.
  • Cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành.
  • Tối ưu chi phí điều trị nội trú 19% so với giai đoạn trước triển khai Chương trình.

Những thành tựu kể trên đã đưa VMTC và VMCP trở thành hai bệnh viện đầu tiên ở Đông Nam Á đạt chứng nhận của ACC trong lĩnh vực Quản lý bệnh động mạch vành, là tiền đề giúp Trung tâm Tim mạch của hai bệnh viện được công nhận là Trung tâm Tim mạch Xuất sắc đầu tiên tại Châu Á từ tháng 11 năm 2022.

Chúng tôi tin rằng những kết quả đầy triển vọng mà Vinmec đã đạt được sẽ thúc đẩy việc học hỏi, áp dụng tiêu chuẩn ACC để nâng cao chất lượng điều trị bệnh tim mạch nói chung và bệnh động mạch vành nói riêng tại Việt Nam.

Chia sẻ