Công dụng thuốc Rebamip

Mục lục

Thuốc Rebamip được chỉ định trong điều trị loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mãn tính. Vậy công dụng thuốc Rebamip là gì?

1. Thuốc Rebamip có tác dụng gì?

Rebamip là thuốc gì? Thuốc Rebamip thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá với thành phần chính là Rebamipide hàm lượng 100mg. Thuốc Rebamip có tác dụng trong điều trị loét dạ dày, các tổn thương niêm mạc dạ dày như chảy máu, đỏ, phù nề, ăn mòn,... trong đợt cấp của viêm dạ dày hoặc viêm dạ dày mãn tính.

2. Cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc Rebamip

Thuốc Rebamip được bào chế dưới dạng viên nén bao phim do đó thuốc được dùng bằng đường uống. Hãy uống toàn bộ viên thuốc, không bẻ hay nghiền nát vì có thể làm giải phóng toàn bộ viên thuốc cùng lúc. Liều lượng dùng thuốc Rebamip được khuyến cáo là 100mg/ lần, ngày uống 3 lần.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Rebamip

Trong quá trình dùng thuốc không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Vậy những tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc Rebamip bao gồm:

  • Giảm bạch cầu
  • Giảm tiểu cầu
  • Rối loạn chức năng gan
  • Vàng da
  • Táo bón
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Rối loạn vị giác
  • Phù hoặc sưng tuyến vú
  • Vú to ở nam giới
  • Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề, sưng vùng mặt, mũi, họng, phát ban,... Khi mắc một trong số những triệu chứng trên, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Rebamip

Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị khi sử dụng thuốc và có thể giảm thiểu đi những tác dụng không mong muốn xảy ra thì hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn với Rebamip hay bất kỳ dị ứng nào khác. Rebamip có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bác sĩ cần phải nắm được bao gồm như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các chất được bảo quản, thảo dược và một số thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm khác, thuốc nhuộm,...
  • Thận trọng sử dụng thuốc Rebamip ở người cao tuổi.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú chỉ dùng thuốc Rebamip khi thật sự cần thiết. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trước khi chỉ định.
  • Người bệnh không được phép tự ý bỏ liều hay ngưng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình điều trị, mặc dù triệu chứng đã thuyên giảm đi phần nào.
  • Ngoài ra, nếu quên không dùng một liều thuốc thì bạn hãy bổ sung liều đã quên sớm nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian uống liều cũ không được quá gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên đó và tiếp tục uống thuốc theo như lịch trình ban đầu.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có khả năng cao sẽ làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc một tác dụng nghiêm trọng không mong muốn xảy ra. Một số loại thuốc không nên được sử dụng tại hoặc xung quanh thời điểm điều trị bằng thuốc Rebamip. Tuy nhiên, có một số trường hợp khác với trường hợp còn lại đó là 2 loại thuốc khác nhau đều được sử dụng cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác với nhau. Khi gặp phải trường hợp trên, bác sĩ cần thay đổi đi liều lượng của thuốc hoặc có những biện pháp phòng ngừa khác. Vậy nên, hãy liệt kê với bác sĩ những loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ