Đặc điểm tâm lý trẻ em độ tuổi 1 - 6 tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Bác sĩ Nội Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác từng là bác sĩ điều trị Khoa Hồi sức cấp cứu - sơ sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nguyên giảng viên bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Bác sĩ Thấm có thế mạnh trong lĩnh vực Nội nhi: Hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng, Cấp cứu sơ sinh.

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Dưới đây là đặc điểm tâm lý trẻ em độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.

1. Tuổi nhà trẻ (13-36 tháng)

Trẻ bắt đầu biết đi, trẻ đã có thể thăm dò môi trường xung quanh một cách tích cực. Từ tháng thứ 15-18 trẻ đi đứng vững vàng, tầm nhìn được mở rộng và đôi tay được giải phóng. Đôi tay bắt đầu biết sử dụng nhiều công cụ thông thường trong nhà như thìa, cốc, bát... Và dần dần trẻ hiểu được công dụng của các công cụ. Bàn tay và các ngón tay ngày càng khéo léo trong việc sử dụng các công cụ. Tuy nhiên, phối hợp các động tác chưa thành thục nên còn một số động tác thừa trong hành động.

Biết đi là một điều kiện cơ bản giúp trẻ giao tiếp chủ động và rộng hơn.Trẻ bắt đầu tách xa mẹ nhưng khi trẻ mệt hoặc sợ hãi thì nó lại quay về với mẹ. Quá trình lớn lên cùng với thời gian, khoảng cách xa mẹ sẽ tăng dần và trẻ không thấy khó chịu.

Từ tháng thứ 12-15, trẻ bắt đầu biết nói. Ngôn ngữ được sử dụng thuần thục dần dần. Đây là một đặc điểm rất quan trọng, qua lời nói trẻ hiểu được ý đồ và thái độ người khác, dần dần hình thành những biểu tượng về các sự vật. Khi không có đồ vật, nói tên trẻ cũng hiểu được.

Khi ngôn ngữ phát triển, trẻ không chỉ tiếp xúc với sự vật qua cảm giác và vận động, mà còn qua ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ dần dần thay thế cho giao tiếp bằng vận động và sự giao tiếp với cha mẹ và nhóm trẻ sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển quá trình giao tiếp.

Hoạt động tư duy phát triển song song với hoạt động cảm giác và vận động. Tuy nhiên, tư duy còn gắn chặt với những vận động, chưa tách biệt được thế giới sự vật với tư duy. Tư duy chưa mang tính logic. Tư duy mang tính tự coi mình là trung tâm (egocentric). Ví dụ, trẻ 3 tuổi trò chuyện với nhau. Thoạt tưởng chúng trao đổi với nhau, nhưng khi quan sát thì mỗi đứa nói một câu chuyện như chỉ nói cho mình nghe, không đếm xỉa đến hành động hay ý nghĩ của đứa khác. Jean Piaget gọi đó là những độc thoại tập thể

Lứa tuổi này, trẻ tự coi mình là trung tâm trong thế giới của mình, nên trong ý nghĩ, tình cảm chỉ biết có mình, không quan tâm đến thực tế. Ví dụ trẻ đòi thì muốn có ngay, không chịu chia sẻ với người khác, không thỏa mãn thì la khóc. Lứa tuổi này, đứa trẻ vẫn gắn bó với bố - mẹ và anh chị em là chủ yếu.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Thời kỳ này, trẻ bắt đầu cố gắng tự lập. Trẻ có thể tự đi, nói, tự sử dụng toilet, tự ăn uống. Sự tự kiểm soát bản thân cũng bắt đầu phát triển. Trẻ bắt đầu tự khám phá, trải nghiệm, sẽ có nguy cơ mắc phải lỗi khi cố gắng tìm kiếm thăm dò những điều mới lạ. Nếu người chăm sóc biết khuyến khích trẻ, trẻ sẽ trở nên tự chủ, tự tin. Nếu người chăm sóc quá bao bọc bảo vệ trẻ hoặc phản đối các hành động độc lập của trẻ sẽ khiến cho trẻ nghi ngờ khả năng của mình, cảm thấy xấu hổ với mong muốn được độc lập của mình.

Sư tự chủ của trẻ trong giai đoạn tuổi nhà trẻ này được phát triển sẽ giúp cho sự giải quyết thành công các vấn đề trong tương lai sau này. Vì vậy cha mẹ cần đặt ra cho trẻ một số yêu cầu, khuyến khích trẻ tự thực hiện, đặc biệt là việc luyện cho trẻ thói quen về đại tiện, tiểu tiện và tắm rửa, đồng thời cũng nên hạn chế bớt hoạt động thăm dò nguy hiểm. Ví dụ, không nên cho trẻ nghịch lửa, chạy ra ngoài đường, ném bát đũa xuống nền nhà...

Trẻ thường không chấp nhận bị hạn chế như vậy và thường hờn dỗi. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện trong năm thứ 02, khi trẻ đòi cái gì mà không được đáp ứng. Một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm có thể lo ngại khi con mình đang ngoan bỗng nhiên lại có những kiểu hờn dỗi như kêu la, đấm đá và vùng vẫy chân tay.

Tuy nhiên các kiểu hờn dỗi như vậy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và dần dần trẻ biết chấp nhận những gì bố mẹ và người khác không cho chúng làm. Quá trình thuận lợi hơn nhiều, nếu cha mẹ và đứa trẻ có được quan hệ thương yêu vững chắc.


Từ tháng thứ 15-18 trẻ đi đứng vững vàng, tầm nhìn được mở rộng và đôi tay được giải phóng
Từ tháng thứ 15-18 trẻ đi đứng vững vàng, tầm nhìn được mở rộng và đôi tay được giải phóng

2. Tuổi mẫu giáo (Từ 3-6 tuổi)

Đây là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển của con người.

Phát triển chức năng trí tuệ:

  • Trẻ nhìn sự vật một cách tổng thể và biết phân tích và từ chi tiết biết tổng hợp lại và nhìn nhận sự vật khách quan.
  • Phát triển ngôn ngữ: nghe nói mạch lạc và hiểu câu dài phức tạp. Những năm cuối, sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thành thạo.

Quan hệ xã hội:

Đây là giai đoạn tăng cường xã hội hóa, trẻ tập sống như một thành viên của gia đình nhưng đồng thời trẻ cũng mở rộng dần mối quan hệ xã hội và bắt đầu biết gắn kết với những gì xung quanh trẻ. Biết vị trí của mình trong xã hội, thông qua mối quan hệ với bố mẹ, anh chị em và ông bà... Biết cách xưng hô với mọi người. Dần dần biết để ý đến người khác, hòa nhập trong nhóm bạn.

Trẻ tuổi mẫu giáo biết chấp nhận những ràng buộc của thế giới khách quan, những qui tắc do xã hội đề ra, biết phân biệt đúng sai. Do đó, biết kiềm chế hành động theo quy tắc. Tư duy được thúc đẩy hướng vào sự tưởng tượng, nên trẻ có thể rời bỏ khỏi người chăm sóc để háo hức theo đuổi những hoạt động mạo hiểm, sáng tạo và tự thể hiện chịu trách nhiệm.

Nếu người chăm sóc biết khuyến khích và kỷ luật một cách thích hợp, trẻ sẽ phát triển được sự đánh giá tích cực về bản thân và trở nên có trách nhiệm hơn và sẽ hoàn thành được nhiệm vụ được phân công. Trẻ trưởng thành qua những trải nghiệm của mình, do đó cho phép trẻ được nhận thức về thế giới xung quanh theo cách riêng của trẻ. Nếu không cho phép trẻ như vậy, trẻ sẽ có cảm giác tội lỗi, không dám độc lập, dẫn đến trẻ sẽ đề nghị người khác quyết định thay chúng trong mọi hoạt động.

Nhận thức về giới tính:

Qua quan sát có sự khác nhau ở bộ phận bên ngoài của hai giới, nên dần dần phân biệt được con trai hay con gái, trẻ từ 3- 6 tuổi biết chấp nhận vai trò giới tính của mình và phát triển theo hướng đó. Con trai chơi bắn súng, đấu kiếm, phi ngựa... Con gái chơi búp bê, nấu ăn... Trẻ cũng hay tò mò quan sát bộ phận sinh dục của mình, của bạn khác và sờ mó... hoặc hỏi tại sao mẹ sinh em bé, sinh con ở đâu...

Đồng nhất hóa với bố-mẹ:

Con trai thích bắt chước hành động như bố. Con gái bắt chước giống mẹ. Nếu vì một lý do gì đó, cản trở sự đồng nhất sẽ dẫn đến sự xung đột bố - con trai, mẹ với con gái...


3-6 tuổi là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển của con người
3-6 tuổi là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển của con người

Hình thành các cơ chế tự vệ tâm lý: Như ác mộng, chuyển đi phóng chiếu, ám ảnh... để chống sự lo sợ.

Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ con cái thiếu gắn bó, xung đột hoặc quá áp đặt trẻ sẽ cản trở phát triển các chức năng gây nên sự sợ hãi cho trẻ dễ xuất hiện một số dạng bệnh lý lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn sự thích ứng....

Nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ là việc làm cần thiết, tuy nhiên, trẻ trong giai đoạn phát triển cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Video đề xuất:

"Dậy thì sớm ở trẻ - Cha mẹ nên làm gì?

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe