Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và Gluten: Góc nhìn y học

Mục lục

Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten đã trở thành một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, đặc biệt khi một số người nhận thấy triệu chứng đau khớp giảm đi rõ rệt sau khi áp dụng chế độ ăn không chứa gluten. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều có cùng kết quả, dẫn đến câu hỏi liệu gluten có thực sự đóng vai trò trong sự tiến triển của bệnh viêm khớp vảy nến hay không?

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten  

Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp xảy ra ở những người mắc bệnh vảy nến - một bệnh lý tự miễn. Khoảng 18–42% người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ tiến triển thành viêm khớp vảy nến với các biểu hiện như đau, sưng khớp và thậm chí tổn thương khớp lâu dài. 

Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến tình trạng sưng viêm ở các khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến tình trạng sưng viêm ở các khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Gluten là một loại protein có trong một số loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten cũng hiện diện trong các sản phẩm phổ biến như:

  • Bánh mì, mì ống, bánh ngọt.
  • Bia và nước giải khát lên men.
  • Một số loại vitamin và mỹ phẩm.

Một số người gặp vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc với gluten, bao gồm:

  • Không dung nạp gluten: Gây tiêu chảy, đau bụng, lo âu, thiếu máu hoặc đau đầu.
  • Bệnh celiac (Celiac disease): Một bệnh tự miễn nghiêm trọng gây tổn thương ruột non, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy ăn gluten có thể gây viêm khớp vẩy nến. Một nghiên cứu lớn với hơn 85.000 người tham gia không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ gluten và nguy cơ mắc viêm khớp vẩy nến.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh celiac cao gấp ba lần so với người bình thường. Ngược lại, bệnh nhân celiac cũng dễ bị vảy nến hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten trong nguyên nhân gây bệnh.

2. Chế độ ăn không gluten có thực sự hiệu quả?

Đối với những người có vấn đề về gluten như bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten, chế độ ăn không gluten có thể giúp cải thiện, thuyên giảm triệu chứng. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, bệnh nhân viêm khớp vảy nến nên cân nhắc chế độ ăn này nếu đồng thời gặp các vấn đề về gluten.

Tuy nhiên, với các bệnh nhân viêm khớp vảy nến không liên quan đến gluten, chưa có bằng chứng đủ mạnh để khẳng định chế độ ăn không gluten mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt. Hiện tại, các nghiên cứu vẫn đang được tiếp được thực hiện. 

Chưa có bằng chứng khoa học đủ thuyết phục để khẳng định mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten.
Chưa có bằng chứng khoa học đủ thuyết phục để khẳng định mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten.

3. Liệu gluten có gây ra viêm khớp vảy nến?

Cả viêm khớp vảy nến và bệnh celiac đều liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu cho rằng hai bệnh này có thể phát triển từ các cơ chế viêm và yếu tố di truyền giống nhau. Điều này có nghĩa là người mắc bệnh có thể dễ gặp cả hai bệnh, nhưng một bệnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh kia.

Bên cạnh bệnh celiac, người mắc vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến còn dễ bị các bệnh tự miễn khác như:

4. Phân biệt bệnh celiac và không dung nạp gluten

Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn nghiêm trọng, trong đó gluten kích hoạt phản ứng miễn dịch, gây tổn thương ruột non. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Mệt mỏi, thiếu máu.
  • Đau khớp và sụt cân.

Ngược lại, không dung nạp gluten (NCGS) cũng gây triệu chứng tương tự nhưng không dẫn đến tổn thương ruột hoặc các phản ứng miễn dịch kéo dài.

5. Có cần kiểm tra bệnh celiac hay không dung nạp gluten khi bị viêm khớp vẩy nến không?

Thông thường, bác sĩ không đề nghị kiểm tra gluten trừ khi có dấu hiệu nghi ngờ cụ thể. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nếu người bệnh gặp các dấu hiệu như:

Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để tìm kháng thể liên quan đến bệnh celiac.
  • Nội soi sinh thiết ruột non.
  • Xét nghiệm di truyền.
  • Theo dõi chế độ ăn không gluten để đánh giá triệu chứng. 
Không nên tự ý loại bỏ gluten trong khẩu phần ăn trước khi thực hiện xét nghiệm vì có thể làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
Không nên tự ý loại bỏ gluten trong khẩu phần ăn trước khi thực hiện xét nghiệm vì có thể làm sai lệch kết quả chẩn đoán.

Nếu bản thân muốn thử chế độ ăn không gluten, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chế độ ăn này có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo đủ dưỡng chất. Một chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh xây dựng thực đơn an toàn và cân bằng. 

Mặc dù chế độ ăn không gluten có thể hữu ích với một số bệnh nhân, nhưng phương pháp này không phải là lựa chọn thay thế các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc.
Mặc dù chế độ ăn không gluten có thể hữu ích với một số bệnh nhân, nhưng phương pháp này không phải là lựa chọn thay thế các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc.

Mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten là một chủ đề còn nhiều điểm chưa được hiểu rõ hoàn toàn trong y học hiện đại. Mặc dù một số nghiên cứu và quan sát lâm sàng cho thấy việc loại bỏ gluten có thể giúp cải thiện triệu chứng ở một số bệnh nhân, nhưng hiện tại chưa có đủ bằng chứng khoa học chắc chắn để áp dụng chế độ ăn không gluten cho tất cả các trường hợp viêm khớp vảy nến. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp làm rõ hơn mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và gluten, giúp mang lại các giải pháp điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh.  

Việc hiểu rõ cơ chế bệnh sinh, vai trò của gluten và sự tương tác giữa các yếu tố dinh dưỡng và miễn dịch sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn. Cho đến khi có khuyến nghị rõ ràng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và duy trì sức khỏe tổng thể. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ