Nhịp tim thường xuyên nhanh trên 100 có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như cảm xúc mạnh, sử dụng chất kích thích, bệnh lý tim mạch, thay đổi nội tiết,... Dưới đây là triệu chứng khác, biến chứng cách phòng ngừa khi bị nhịp tim trên 100.
1.Nguyên nhân tim nhanh trên 100 là gì?
Nguyên nhân gây nhịp tim trên 100 có thể do ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, các hoạt động của cơ thể trước đó, cụ thể:
- Cảm xúc mạnh: căng thẳng, hoảng sợ, phấn kích,....
- Trầm cảm.
- Do sử dụng chất kích thích: caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
- Do tác dụng phụ của thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
- Sốt.
- Tập luyện quá sức.
- Thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.
- Sự nhạy cảm với thức ăn: ăn quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, nitrat, bột ngọt (MSG).
- Bệnh tim mạch bẩm sinh hay thứ phát: hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim.
- Cường giáp.
- Huyết áp thấp.
- Mất cân bằng điện giải do rối loạn, mất nước.
- Tiểu đường.
- Bệnh phổi.
2. Triệu chứng nhịp tim thường xuyên trên 100 là gì?
- Người nhịp tim thường xuyên trên 100 có thể bị khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
- Khi nhịp tim trên 100 bạn có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
- Bạn có thể cảm nhận được tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
- Rối loạn nhịp tim
- Nhịp tim nhanh trên 100 bạn còn có thể cảm giác đau đầu, đau thắt ngực, chóng mặt, choáng ngất.
3. Biến chứng của nhịp tim nhanh trên 100
- Dễ ngất xỉu hoặc bất tỉnh: do nhịp tim nhanh trên 100 kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột.
- Tạo ra cục máu đông có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ: do các biến chứng bệnh tim mạch có thể gây ra cơn rung nhĩ.
- Tim khả năng bơm đủ lượng máu cho cơ thể giảm (suy tim): do rung nhĩ gây suy tim nếu không điều trị sớm.
- Nguy hiểm hơn có thể gây ra đột tử: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.
4. Làm sao để phòng ngừa nhịp tim trên 100?
Để phòng ngừa nhịp tim trên 100, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Có lối sống lành mạnh
- Chế độ ăn khoa học: Người bị nhịp tim nhanh nên ăn các thực phẩm có tác dụng điều hòa nhịp tim như trái cây giàu vitamin, khoáng chất (cam, chanh, bưởi, chuối) và thực phẩm giàu omega-3 (cá biển, các loại hạt). Nên tránh các đồ ăn thức uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc và các thực phẩm nhiều muối, chất béo.
- Tập thể dục: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền... rất tốt với người nhịp tim trên 100. Mặc dù khi tập luyện nhịp tim có thể tăng lên nhưng lâu dài việc tập luyện sẽ giúp tim khỏe hơn và có nhịp đập ổn định.
- Cân bằng điện giải, đảm bảo nồng độ các ion trong cơ thể như K+, Ca2+, Na+, Mg2+ ổn định.
- Kiểm soát căng thẳng: giữ tâm lý thật thoải mái. Nếu thấy căng thẳng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và làm việc mình thích để xả stress.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị căng thẳng kéo dài.
- Từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
Ngoài ra, sử dụng một số thảo dược thiên nhiên cũng mang lại lợi ích trong việc ổn định nhịp tim, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Một số lưu ý cần chuẩn bị khi gặp bác sĩ
Nếu xuất hiện các triệu chứng nhịp tim nhanh bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo đó, khi đến gặp bác sĩ bạn có thể:
- Liệt kê đủ các triệu chứng liên quan đến nhịp tim nhanh trên 100 đã xuất hiện trên cơ thể bạn
- Bạn, gia đình bạn có tiền sử bệnh lý tim mạch hay các yếu tố nguy cơ tim mạch.
- Các loại thuốc, thực phẩm chức năng... đang sử dụng.
- Những thắc mắc cần bác sĩ (lý do gây nên tình trạng tim đập nhanh, tôi nên làm xét nghiệm gì?...)
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nhịp tim thường xuyên trên 100 có nguy hiểm không? Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì người bệnh nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.