Rụng tóc do viêm khớp dạng thấp: Những điều cần biết

Mục lục

Rụng tóc do viêm khớp dạng thấp thường chỉ là tình trạng tạm thời và có thể được cải thiện khi nguyên nhân gốc rễ được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm được kiểm soát tốt thông qua điều trị và cơ thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tóc mọc trở lại, hiện tượng rụng tóc có thể giảm dần, tóc sẽ được phục hồi.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan tình trạng rụng tóc do viêm khớp dạng thấp  

Ở những người mắc viêm khớp dạng thấp (RA), hệ miễn dịch có thể tấn công các mô da, bao gồm cả vùng có nang tóc, gây rụng tóc. Các đợt bùng phát của viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến tóc rụng.  

Tóc có thể rụng thưa dần ở một số khu vực thay vì rụng thành từng mảng lớn. Tuy nhiên, rụng tóc do viêm khớp dạng thấp thường hiếm gặp và không quá nghiêm trọng.  

2. Rụng tóc do thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) có thể gây rụng tóc, thậm chí nhiều hơn so với chính bản thân bệnh.

2.1 Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs)

DMARDs là nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ miễn dịch, từ đó giúp kiểm soát bệnh. Methotrexate (Otrexup, Rasuvo) là thuốc DMARD được kê đơn phổ biến nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Hiện nay có nhiều loại DMARDs khác nhau được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Methotrexate (Otrexup, Rasuvo) là thuốc DMARD được kê đơn phổ biến nhất.

Methotrexate có thể tác động lên các tế bào phân chia nhanh, bao gồm cả nang tóc, từ đó gây rụng tóc. Mặc dù không phải ai dùng Methotrexate cũng bị rụng tóc nhưng đây là một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn mà người bệnh nên biết. Leflunomide (Arava) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

2.2 Điều trị bằng thuốc sinh học (Biologics)

Thuốc sinh học là một nhóm thuốc khác được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào và protein cụ thể trong cơ thể, giúp kiểm soát và giảm viêm do hệ miễn dịch gây ra. Các thuốc sinh học etanercept (Enbrel) và adalimumab (Humira) cũng có thể gây rụng tóc, nhưng đây chỉ là tác dụng phụ hiếm gặp.

Các chuyên gia vẫn chưa rõ lý do tại sao thuốc sinh học ảnh hưởng đến việc gây rụng tóc nhưng có thể liên quan đến các phân tử trung gian được gọi là cytokine. Rụng tóc do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng thuốc sinh học thường không quá nghiêm trọng và tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi ngừng sử dụng thuốc.

2.3 Steroid

Steroid giúp giảm đau và viêm khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, thuốc thường chỉ được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn. Prednisone (Rayos) là một loại steroid có thể gây rụng tóc. 

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây rụng tóc.
Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây rụng tóc.

3. Các bệnh tự miễn khác gây rụng tóc

Ngoài bệnh lý tuyến giáp như viêm khớp dạng thấp, một số bệnh tự miễn khác cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc.

3.1 Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)  

Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata) là bệnh lý tự miễn do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào nang tóc. Biểu hiện thường gặp là rụng tóc thành từng mảng, trong trường hợp nặng có thể rụng gần hết tóc trên đầu.

3.2 Lupus ban đỏ hệ thống  

Đây cũng là một bệnh tự miễn khác có thể gây rụng tóc. Khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả da đầu, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Thậm chí, rụng tóc còn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lupus, xuất hiện trước cả khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh.

4. Các nguyên nhân khác gây rụng tóc

Ngoài bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến tình trạng tóc rụng. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do di truyền liên quan đến hormone, thường được gọi là hói đầu kiểu nam hoặc hói đầu kiểu nữ.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

Ngoài rụng tóc do viêm khớp dạng thấp, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.
Ngoài rụng tóc do viêm khớp dạng thấp, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng rụng tóc bất thường mà không rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Rụng tóc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị kịp thời.

5. Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và hy vọng mới cho bệnh rụng tóc

Các chất ức chế Janus kinase (JAK) - nhóm thuốc mới giúp điều trị viêm khớp dạng thấp, cũng  đang cho thấy tiềm năng trong việc điều trị rụng tóc từng mảng. Vào tháng 6 năm 2022,  baricitinib (Olumiant) - một chất ức chế JAK, đã được phê duyệt cho phép sử dựng như một liệu pháp trị liệu toàn thân đầu tiên cho bệnh rụng tóc từng mảng.

6. Cách đối phó với tình trạng tóc thưa mỏng

Tóc thưa mỏng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân xuất phát từ tình trạng rụng tóc do viêm khớp dạng thấp, tác dụng phụ của thuốc điều trị RA hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này bằng một số biện pháp đơn giản.

Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  • Hạn chế tác động lên tóc: Để tóc khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy nóng. Gỡ rối nhẹ nhàng bằng lược răng thưa để tránh làm gãy rụng tóc.
  • Sử dụng sản phẩm tạo phồng tóc: Xịt tạo phồng chân tóc là một lựa chọn hiệu quả giúp mái tóc trông dày dặn hơn.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm tạo kiểu nặng: Sử dụng quá nhiều gel, mousse hoặc dầu xả có thể khiến tóc thêm nặng và dễ rụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bệnh nhân lo lắng về tình trạng rụng tóc hoặc các tác dụng phụ khác của thuốc điều trị RA, hãy trao đổi cởi mở với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc thay đổi phác đồ điều trị, đồng thời tư vấn thêm các biện pháp khắc phục phù hợp với tình trạng cụ thể của người đó. 
Chế độ dinh dưỡng và lối sống và lối sống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe đẹp.
Chế độ dinh dưỡng và lối sống và lối sống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe đẹp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống để cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó giúp tóc chắc khỏe và bớt rụng hơn. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là biotin, sắt và kẽm. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe đẹp. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ