Steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không và câu trả lời

Mục lục

Steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không là các vấn đề được nhiều người quan tâm. Steroid là một lựa chọn điều trị cho viêm khớp, giúp làm giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên uống, tiêm vào khớp hoặc kem bôi. Đọc bài viết để hiểu thêm.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không?

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị viêm khớp và một trong những phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau. Vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không.

Steroid hay còn gọi là corticosteroid - là thuốc tổng hợp có cấu trúc tương tự như hormone cortisol mà cơ thể sản xuất tự nhiên. Steroid có tác dụng giảm viêm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Thuốc có thể được dùng để điều trị nhiều loại bệnh và tình trạng viêm, bao gồm viêm khớp. 

Thuốc steroid dạng viên uống là loại thuốc được dùng để chữa viêm khá phổ biến.
Thuốc steroid dạng viên uống là loại thuốc được dùng để chữa viêm khá phổ biến.

Steroid có thể dùng tại chỗ dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ bôi lên vị trí bị đau do viêm, qua đường uống hoặc tiêm. Trong đó, steroid dạng tiêm thường được đưa trực tiếp vào tĩnh mạch, cc1 khớp hoặc túi hoạt dịch.

Một số thuốc steroid thường dùng có thể kể đến là Triamcinolone, Cortisone, Prednisone và Methylprednisolone.  

2. Phương thức hoạt động của steroid

Khi cơ thể đối phó với nhiễm trùng và các tác nhân gây hại như vi khuẩn hoặc virus, hệ miễn dịch tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu phản ứng viêm quá mức, tình trạng này có thể gây tổn thương cho các mô của cơ thể, dẫn đến đau, nóng rát và sưng tấy. Steroid hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm sản xuất các chất hóa học gây viêm, từ đó giảm tổn thương mô và các triệu chứng viêm.

3. Những trường hợp cần dùng steroid

Steroid được sử dụng điều trị nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm mạch máuviêm cơ. Thuốc cũng được dùng cho các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjögren và một số tình trạng viêm khác.  

Tuy nhiên, việc sử dụng steroid cần được cân nhắc và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tác dụng phụ. 

Steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không? Có thể nhưng người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không? Có thể nhưng người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

4. Công dụng chính của steroid

Steroid được nhận định có thể ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng viêm thận, tránh để bệnh dẫn đến suy thận, đặc biệt là với người bệnh lupus hoặc viêm mạch máu. Bên cạnh đó, sử dụng seroid còn có khả năng hạn chế nguy cơ chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Với tình trạng viêm khớp dạng thấp, liều steroid thấp có thể làm giảm đáng kể các cơn đau và cứng khớp.  

Sau một cơn viêm khớp bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bơm steroid liều cao để phục hồi chức năng trước khi tiếp tục các điều trị chuyên sâu hơn.  

Liệu pháp tiêm steroid có thể được thêm vào phác đồ điều trị đã bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID), vật lý trị liệu, kết hợp với các thiết bị hỗ trợ. Tùy vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau.

5. Những trường hợp không được tiêm steroid

Nếu khu vực bị viêm hoặc bất kỳ phần nào trên cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, không nên tiêm steroid vì thuốc sẽ làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch. Nếu khớp bị hư hỏng nghiêm trọng, tiêm steroid cũng sẽ không có tác dụng. Đối với người bị xuất huyết nội hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, tiêm steroid có thể gây chảy máu tại chỗ - một tình trạng rất nguy hiểm. Những người mắc bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, loét dạ dày tá tràng, suy tim sung huyết, loãng xương hoặc tăng nhãn áp cũng nên tránh tiêm steroid.

6. Tác dụng phụ của sử dụng steroid

Trong một số trường hợp, tiêm steroid có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, chảy máu vào khớp, đứt gân, da đổi màu hoặc làm yếu xương, dây chằng và gân do tiêm nhiều lần vào cùng một vùng bị viêm. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể gặp tác dụng phụ.  

Phải dùng steroid liều cao kéo dài có thể dẫn đến cảm giác khó chịu.
Phải dùng steroid liều cao kéo dài có thể dẫn đến cảm giác khó chịu.

Đối với steroid dạng uống, người sử dụng thường dễ gặp tác dụng phụ hơn. Một số tác dụng phụ tương đối nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, xuất huyết dạ dày, yếu cơ, loãng xương, … cùng nhiều tác dụng phụ phổ biến khác như khó ngủ, tăng huyết áp, người bệnh thường cảm thấy lo lắng, khó chịu, mặt sưng húp, phù nề, …

Nhìn chung, nếu chỉ sử dụng steroid liều thấp vài tháng một lần, tác dụng phụ sẽ ít có khả năng xảy ra.

7. Cách giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng steroid kháng viêm

Ngoài vấn đề steroid có thể sử dụng trị viêm khớp không, những phương thức giảm thiểu tác dụng phụ cũng thường được nhiều người quan tâm. Theo ý kiến bác sĩ, chỉ nên sử dụng steroid trong trường hợp thực sự cần thiết với liều lượng theo chỉ định.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý mọi vấn đề có thể gặp phải sau khi tiêm steroid, đặc biệt là huyết áp và bổ sung canxi, vitamin D kết hợp cùng thuốc theo toa để duy trì sức khỏe cơ xương khớp. Ngoài ra, người bệnh nên tiến hành kiểm tra mật độ xương mỗi một đến hai năm nếu phải dùng Steroid trong thời gian dài. 

Chia sẻ