Thuốc trị viêm khớp là một phần quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng và những lưu ý cần biết ngay trong bài viết này nhé.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Tổng quan về điều trị bệnh viêm khớp
Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và các loại viêm khớp khác đều chủ yếu được điều trị bằng thuốc.

Khi người bệnh gặp vấn đề về khớp, việc sử dụng thuốc thường là phương án điều trị đầu tiên. Thuốc trị viêm khớp giúp làm dịu triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số bệnh liên quan đến viêm khớp như gout, đau xơ cơ và loãng xương cũng có những loại thuốc đặc trị riêng biệt.
2. Các loại thuốc trị viêm khớp
Phối hợp các loại thuốc sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là danh sách các loại thuốc trị viêm khớp phổ biến nhất:
2.1 Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thông thường sẽ làm dịu cơn đau ở mức trung bình nhưng không có tác dụng với viêm. Acetaminophen là loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất. Thuốc thường không cần kê đơn và được dùng để trị bệnh viêm khớp, chủ yếu giảm bớt triệu chứng bệnh.
Ưu điểm của acetaminophen là không gây hại cho tim và dạ dày. Điều này trái ngược hoàn toàn với các loại thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, tiêu thụ thuốc này quá nhiều có thể gây hại cho gan.

Ngoài ra, người bệnh nên chú ý tới các loại thuốc khác trong quá trình sử dụng. Các loại thuốc khác có thể chứa acetaminophen, từ đó có nguy cơ gây quá liều. Những loại thuốc cần chú ý bao gồm thuốc cảm, thuốc dị ứng hay thuốc ngủ.
Một loại thuốc giảm đau khác được kê đơn là opioid. Thuốc này có tác dụng rất mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Đôi lúc, người bệnh có thể bị phụ thuộc vào opioid, thậm chí bị nghiện.
Có nhiều loại thuốc trên thị trường có chứa cả hai thành phần này, vì thế cần cẩn trọng khi sử dụng.
2.2 Thuốc chống viêm không steroid
Một loại thuốc trị viêm khớp phổ biến khác là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng giảm đau, ngăn các chất giống hormone được gọi là prostaglandin.
Có hai dạng thuốc chống viêm không steroid, bao gồm dạng kê đơn và không kê đơn:
- Dạng kê đơn: Các loại thuốc như indomethacin và celecoxib.
- Dạng không kê đơn: Naproxen, ibuprofen và aspirin.
Tuy nhiên, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc đau tim, đột quỵ và xuất huyết dạ dày.
2.3 Corticosteroid
Thuốc còn được gọi là steroid hoặc glucocorticoid. Corticosteroid giảm viêm bằng cách tương tự như các hormone cortisol tự nhiên của cơ thể. Vì thế, thuốc này có thể giảm đau trong thời gian ngắn.
Tuy vậy, thuốc có thể gây ra các vấn đề như đục thuỷ tinh thể, tăng cân và cao huyết áp. Nếu phải dùng trong thời gian dài, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
Loại thuốc trị viêm khớp này được dùng để làm chậm hoặc ngăn chặn tình trạng viêm. DMARD là tên gọi chung của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
Tuy vậy, thuốc này cũng được dùng để điều trị một số loại viêm khớp khác. Có thể kể đến như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp vô căn vị thành niên hay bệnh lupus.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm sẽ cần thời gian dài để phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Về cơ bản, DMARD sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.

Khi người bệnh sử dụng thuốc này, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới thấy được hiệu quả. Các bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại DMARD khác nhau, được gọi là liệu pháp kết hợp.
Methotrexate là loại thuốc DMARD phổ biến nhất, vì thế cũng được sử dụng nhiều nhất. Khi mắc viêm khớp dạng thấp, đây thường là loại thuốc đầu tiên mà các bác sĩ kê toa.
Ngoài ra còn một số loại DMARD khác, ví dụ như baricitinib, tofacitinib và upad axitinib.
2.5 Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là một thuốc trị viêm khớp DMARD đặc biệt. Thuốc có tác dụng rất tốt với người bị viêm khớp dạng thấp và một vài dạng viêm khớp khác.
Thuốc sinh học có giá cả đắt hơn bình thường vì quy trình sản xuất phức tạp hơn. Sẽ có một số loại thuốc sinh học ở dạng tiêm, có thể tiêm ở nhà hoặc tại các cơ sở y tế.
Thuốc này cũng làm khả năng miễn dịch yếu đi, vì thế người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng. Thuốc cũng sẽ có tác dụng khác nhau tuỳ vào từng bệnh nhân.
Có nhiều loại thuốc sinh học khác nhau trên thị trường. Mỗi loại sẽ hoạt động theo cách khác nhau để ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.
- Thuốc chống TNF: Đôi lúc còn được gọi là chất ức chế TNF hay thuốc chẹn TNF. Thuốc này ngăn chặn một protein gây viêm và hoại tử khối u, hay còn gọi là cytokine.
- Thuốc ức chế interleukin: Đây là một loại cytokine có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc này sẽ nhắm đến các interleukin khác nhau tuỳ trường hợp. Từ đó, tình trạng viêm của người bệnh sẽ được cải thiện.
- Thuốc ức chế tế bào B: Thuốc này sẽ được dùng khi các cách điều trị khác không hiệu quả.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc DMARD đặc biệt khác. Các thuốc này nhắm tới những mục tiêu cụ thể trong hệ miễn dịch. Không giống như thuốc sinh học thông thường, thuốc này sẽ đi vào cơ thể bằng đường uống.
- Thuốc ức chế Janus kinase: Một số loại thuốc thuộc nhóm này đã được chấp nhận để điều trị viêm khớp. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc này nếu như các lựa chọn khác không hiệu quả.
- Thuốc ức chế Phosphodiesterase 4 (PDE4): Thuốc này có ưu điểm là không làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hi vọng qua bài viết này, người bệnh đã có một cái nhìn tổng quát về thuốc trị viêm khớp. Hãy nói chuyện trước với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị nhằm tránh các biến chứng có hại.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.