Trào ngược thanh quản hầu họng là gì và những điều cần biết

Mục lục

Trào ngược thanh quản hầu họng hay còn gọi là trào ngược họng - thanh quản là một tình trạng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc có thể bị nhầm lẫn. Đây là một tình trạng diễn ra âm thầm và có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm như kích ứng họng, loét hoặc ung thư.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Trào ngược thanh quản hầu họng là gì?

Trào ngược họng-thanh quản hay trào ngược thanh quản hầu họng là tình trạng axit và dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên họng và thanh quản. Bệnh thường không gây triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng như sẹo, kích ứng, loét, và thậm chí tăng nguy cơ ung thư. Các chất từ dạ dày có thể trào lên thực quản, họng, hoặc mũi mà bệnh nhân không nhận ra, chỉ phát hiện khi các tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

2. Triệu chứng và các yếu tố gây bệnh

Hầu hết người mắc trào ngược họng-thanh quản không có triệu chứng ợ nóng, khác biệt hoàn toàn với trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng những nhóm sau đây có nguy cơ cao hơn:

  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều so với trọng lượng cơ thể.
  • Người có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu.
  • Người có cơ thắt thực quản yếu hoặc biến dạng.
  • Người thường xuyên bị khó tiêu.
  • Người béo phì hoặc phụ nữ mang thai.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do cơ thắt thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nhưng tình trạng này thường cải thiện khi trẻ lớn lên.

Nếu trẻ bị trào ngược họng - thanh quản và không được điều trị đúng cách, có thể gặp một số biến chứng như:

  • Thở khò khè hoặc ho kéo dài.
  • Các vấn đề về hô hấp như viêm đường thở hoặc hen suyễn.
  • Khó nuốt, khàn giọng.
  • Rối loạn hô hấp do axit kích thích thanh quản.
  • Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng do khó hấp thụ dinh dưỡng.

Nếu bạn nghi ngờ con mình bị trào ngược thanh quản hầu họng hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh, hãy tập trung điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

Nếu không được điều trị, trẻ em mắc bệnh này có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển.
Nếu không được điều trị, trẻ em mắc bệnh này có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển.

3. Chẩn đoán & điều trị bệnh

3.1 Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ mắc trào ngược họng - thanh quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân và có thể yêu cầu một số xét nghiệm.

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về bệnh sử, triệu chứng và các phương pháp điều trị mà bệnh nhân đã áp dụng. Nếu nghi ngờ có tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện nội soi để kiểm tra thanh quản và xác định các dấu hiệu sẹo hoặc viêm. Từ đó, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

3.2 Điều trị trào ngược thanh quản hầu họng

Điều trị trào ngược thường bắt đầu bằng thuốc. Nếu thuốc hiệu quả, bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương.  

Thuốc là phương pháp phổ biến nhất để điều trị trào ngược thanh quản hầu họng.
Thuốc là phương pháp phổ biến nhất để điều trị trào ngược thanh quản hầu họng.

Các loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị tình trạng này bao gồm:

Các loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân trung hòa axit dạ dày hoặc ngăn ngừa tình trạng dạ dày tạo ra quá nhiều axit.  

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ gây ra trào ngược. Một số sự thay đổi về lối sống bao gồm:

  • Kê cao đầu trong khi ngủ.
  • Không ăn hoặc uống ít nhất 3 giờ trước khi bệnh nhân đi ngủ.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày. Những thực phẩm này bao gồm thực phẩm cay, trái cây có múi, đồ chiên rán, socola và thực phẩm chứa cà chua.
  • Cai thuốc lá nếu bệnh nhân đang có thói quen này.
  • Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nhằm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt thực quản. 
Bệnh nhân cần phải cai thuốc lá và có lối sống khoa học nhằm ngăn ngừa tình trạng này.
Bệnh nhân cần phải cai thuốc lá và có lối sống khoa học nhằm ngăn ngừa tình trạng này.

Nhìn chung, hầu hết người mắc bệnh này sẽ điều trị bằng cách kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Nếu bệnh tiến triển, thuốc điều trị có thể sẽ không còn cần thiết nữa. Vì thế, việc có lối sống lành mạnh và khoa học cũng giúp bệnh nhân phòng ngừa căn bệnh này tốt hơn.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp tới người bệnh về căn bệnh trào ngược họng-thanh quản. Hi vọng rằng qua bài viết này, bệnh nhân đã có được một cái nhìn rõ ràng hơn và có được những thông tin cần thiết cho mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ