Cây khiếm thực có tác dụng gì?

Cây khiếm thực là một loại thảo dược được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Bộ phận được sử dụng là phần quả của cây hoa súng. Tác dụng của khiếm thực khá đa dạng. Chúng không chỉ có công dụng trong việc điều trị tiêu chảy, di tinh, bạch đới mà còn giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

1. Cây khiếm thực là gì?

Cây khiếm thực theo sách bản kinh có tên là kê đầu thực, thuộc họ súng, cây có tên khoa học là Euryales ferox Salisb. Khiếm thực là loại cây có hoa thuộc chi Euryale, cây có thể sống trong vòng một năm.

Khiếm thực sau khi đã được thu hái về là những củ nhỏ của cây hoa hoa súng, có hình cầu dài. Khiếm thực có kích thước nhỏ, đường kính của mỗi quả trung bình từ 0,5 đến 0,8 cm. Mặt ngoài của quả sau khi đã được bóc vỏ có màu trắng xám, bề mặt nhẵn. Nếu dùng dao cắt ngang của sẽ thấy phần tinh bột màu trắng ngà, không mùi. Hạt khiếm thực có bị ngạt sau khi được làm sạch sẽ đem phơi hoặc sấy khô, sau đó sao vàng để dùng dần.

Dựa theo nghiên cứu của các bài thuốc Y Học Cổ Truyền Khiếm thực có vị ngọt, hơi chát, tính bình. Loại thuốc này rất phù hợp để điều chế thành các thuốc an thần. Ngoài ra trong khiếm thực còn có nhiều chất béo, tinh bột, đường và một số yếu tố vi lượng khác. Những chất này có tác dụng nâng cao sức khỏe cho người dùng.

2. Cách sử dụng và bào bào chế cây khiếm thực?

Quả của cây Khiếm thực được thu hái khi đã chín. Sau khi mang về người ta sẽ tách bỏ vỏ để lấy hạt bên trong phơi khô dùng làm thuốc.

Bạn có thể sử dụng hạt khiến thực khô sống hoặc đã đem đi sao. Cách xào hạt kiếm thực được thực hiện như sau: Trước tiên bạn cần rang rang cám cho đến khi thấy có khói bay lên, sau đó mới cho khiếm thực đã được làm sạch vào. Tiếp tục sao đến khi hỗn hợp có màu hơi vàng thì tắt bếp, sảng để loại bỏ cám sao cho tỷ lệ cám và dược liệu là 1/10. Mỗi ngày bạn nên sử dụng từ 9 đến 15g khiếm thực sắc hoặc hòa tán.

vị thuốc khiếm thực
Vị thuốc khiếm thực cần được sử dụng đúng liều lượng

3. Khiếm thực có tác dụng gì?

3.1. Tác dụng của khiếm thực dựa theo Y Học Cổ Truyền

Cây khiếm thực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Ở một số nơi trên đất nước Ấn Độ, người dân lấy hạt của cây khiếm thực làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.

  • Được chủ trị trong các trường hợp đau thắt lưng đầu gối, bổ trung, làm sáng mắt, cường chí,... (Theo sách Bản kinh)
  • Khiếm thực có công dụng trị chứng đái hạ, đi tiểu nhiều lần, di tinh, bạch trọc,.. (theo sách Bản thảo cương mục)
  • Trị các chứng đau bụng, ỉa chảy, đái dắt, thuốc có vị ngọt bổ tỳ vì vậy có tác dụng lợi thấp, bạch đới,...(theo sách Bản thảo cầu chân)

3.2. Tác dụng của hạt khiếm thực trong y học hiện đại

  • Chống oxy hóa: Nguyên nhân do trong thành phần của cây khiếm thực có chứa glucoside, vì vậy mà chúng có tính oxy hóa.
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết: Dựa trên nghiên cứu ở chuột bị đái tháo đường gây ra bởi Streptozotocin cho thấy khiếm thực không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết mà còn chống oxy hóa, bảo vệ các cơ quan như gan, tim, thận, tụy.
  • Chống lại bệnh ung thư: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khiếm thực có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi ở người da trắng dựa trên con đường truyền tín hiệu

4. Một số bài thuốc được áp dụng với vị thuốc khiếm thực trong quá trình điều trị

4.1. Bệnh viêm phế quản mạn tính, đối với người già mắc bệnh hư suyễn

  • Chuẩn bị dược liệu: Khiếm thực 50g, gạo tẻ 100g, cùi hồ đào đã nghiền nát 10g, táo nhân 10g.
  • Các bước tiến hành: Lấy phần khiếm thực đã được chuẩn bị đi đập nhỏ. Tiến hành cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nấu cháo, có thể thêm đường phèn cho vừa ăn. Chia làm 2 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.

4.2. Chữa chứng thận hư, tiểu tiện đục, khí nhược

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực giã nát 15g, gạo tẻ, phục linh giã nát 10g.
  • Các bước tiến hành: Lấy tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem nấu cháo. Sử dụng đều đặn trong vòng 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.3. Chữa chứng di mộng tinh ở nam giới, mất ngủ

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 10g, phục thần 20g, 40g hạt sen.
  • Các bước tiến hành: Sử dụng hỗn hợp đun trên lửa nhỏ cho đến khi mền. Bỏ bã phục thần, ăn các phần còn lại, có thể thêm đường cho vừa ăn.
tac-dung-cua-khiem-thuc
Tác dụng của khiếm thực được ứng dụng trong Đông Y

4.4. Chữa các bệnh về thận hư, đái dầm, di tinh, tỳ hư, ỉa chảy

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 20g, gạo lứt 100g, đường phèn, hạt kim anh 15g.
  • Các bước tiến hành: Đầu tiên bạn cần sơ chế tất cả nguyên liệu trước khi nấu. Đối với hạt kim anh cần loại bỏ nhân. Sau đó, đem khiếm thực và hạt tinh ánh đã sơ chế sắc lấy nước bỏ bã. Thêm 100g gạo lứt đã chuẩn bị vào nấu cháo, đun sôi cho đến khi cháo chín, thêm đường. Lưu ý cần sử dụng hết trong một ngày.

4.5. Chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực 8g, phá cố chỉ, ích trí nhân mỗi vị 6g.
  • Các bước tiến hành: Khiếm thực đã được sao vàng và tán bột mịn, sắc uống cùng với các vị thuốc còn lại.

4.6. Bài thuốc dùng cho bệnh nhân thần kinh suy nhược hoặc viêm ruột mạn tính

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Khiếm thực, kim anh tử tỷ lệ 1:1
  • Các bước tiến hành: Tán nhỏ khiếm thực cùng với kim anh tử, thêm mật hoàn viên. Sử dụng mỗi lần 4g, ngày nên uống từ 2 đến 3 lần.

Khiếm thực là một vị thuốc có nhiều công dụng đối với việc điều trị chứng di tinh, bạch đới hay tiêu chảy. Nếu bạn biết sử dụng chúng đúng cách, đúng liều lượng có thể giúp dược liệu này phát huy hết tác dụng của nó. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều khiếm thực do chúng có thể gây chứng khó tiêu và không tốt cho Tỳ vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây cò ke
    Công dụng của cây cò ke

    Cây cò ke là một loại thực vật có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến những công dụng này. Hình ảnh cây cò ke xuất hiện nhiều trên các trang ...

    Đọc thêm
  • đông y chữa mất ngủ
    Bài thuốc đông y chữa mất ngủ

    Mất ngủ hay còn gọi thất miên, đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, biểu hiện chủ yếu bởi sự rối loạn xảy ra ...

    Đọc thêm
  • lá khổ sâm
    Cây khổ sâm có tác dụng gì khi chữa rối loạn nhịp tim?

    Trong Đông y, khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công ...

    Đọc thêm
  • Đông Y chữa viêm quanh khớp vai
    Đông Y chữa viêm quanh khớp vai

    Viêm quanh khớp vai là trình trạng bị đau khớp vai do tổn thương ở các phần mềm bao quanh khớp như gân cơ, dây chằng, bao khớp làm hạn chế sự vận động. Thay vì sử dụng thuốc tây, ...

    Đọc thêm
  • cây nọc sởi
    Tác dụng của cây nọc sởi

    Cây nọc sởi hay còn có tên gọi khác là cây cỏ ban, cây cỏ vỏ lúa, điền nhĩ thảo hoặc điền hoàng cơ. Công dụng chính của cây nọc sởi là giải độc rất tốt khi bị lên sởi ...

    Đọc thêm