Cây mật gấu có tác dụng gì? Tác dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu là một loại thảo dược quý hiếm ở nước ta, có giá trị chữa các bệnh xương khớp hay đau họng,... Để nhận biết hình dạng bên ngoài và biết được cây mật gấu có tác dụng gì thì bạn hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

1. Cây mật gấu là gì?

Cây mật gấu với tên khoa học Gymnanthemun Amygdalinum, là một loại cây thuộc họ cúc mà ở Việt Nam còn biết đến là cây lá đắng. Hình ảnh cây mật gấu với dáng thân thảo, sinh trưởng và phát triển thành từng bụi. Phụ thuộc vào chất lượng của đất và lượng ánh sáng thì cây sẽ phát triển cao từ 2m đến 5m. Lá cây mật gấu có hình trái xoan với hai bên rìa là những mép răng cưa nhỏ. Lá cây có độ cứng vừa phải và dài từ 6cm đến 10cm, rộng từ 2cm đến 4cm.

Mỗi năm hoa cây mật gấu sẽ nở vào tháng 2 đến tháng 4, với cụm hoa màu vàng nhạt. Mỗi bông hoa có 6 cánh và được đỡ bởi nhiều lá đài. Các phiến lá này sắp xếp thành 3 vòng dưới hoa, cụm hoa sẽ nở ở phần ngọn thân cây. Sau khi những đóa hoa tàn đi thì quả xanh sẽ xuất hiện, quả sẽ chín vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm và có màu xanh nâu chín.

Có thể tìm thấy cây mật gấu ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nepal hay Ấn Độ. Với đặc điểm sinh trưởng nên cây mật gấu xuất hiện nhiều hơn ở các vùng núi phía Bắc nước ta nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình cao. Có một lượng nhỏ cây mật gấu ở trong miền Nam nước ta như ở tỉnh Lâm Đồng.

2. Cây mật gấu có tác dụng gì?

Có rất nhiều bài nghiên cứu tác dụng của cây mật gấu. Vậy cây mật gấu có tác dụng gì?

  • Bảo vệ gan: Trong cây mật gấu có chứa rất nhiều hoạt chất tốt như exercise in A, ursolic acid, beta sitosterol, glucoside,.. có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể.
  • Điều trị bệnh đường ruột: Các bệnh kiết lỵ, tiêu chảy có thể giảm thiểu, bởi công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm của rễ và thân cây mật gấu.
  • Các bệnh đau bụng, nhiễm giun sán hay kiết lỵ, viêm dạ dày cũng có thể điều trị bằng lá và vỏ rễ cây.
  • Bệnh đau mắt đỏ và viêm gan vàng da: đây cũng là hai bệnh có thể điều trị bởi phần lá và quả của cây mật gấu.
  • Cây mật gấu có nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm cholesterol xấu.
  • Ức chế, ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh các tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn hoạt động tràn lan của cá tế bào ung thư dạ dày, ung thư vú.
  • Với hệ tim mạch, tác dụng của cây mật gấu giúp cơ thể chống lại các bệnh tim mạch bởi nguồn axit béo linoleic.
  • Với người bệnh tâm lý, hay căng thẳng rối loạn cảm xúc có thể được kê thuốc có chứa thành phần của cây mật gấu. Các chất lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid trong lá có thể giảm các triệu chứng căng thẳng của cơ thể.
  • Lượng kali có trong lá mật gấu có tác dụng loại bỏ muối và nước dư thừa trong cơ thể, giúp hạ huyết áp nhanh hơn.
  • Ở một số nước Tây Phi hay dùng lá cây mật gấu làm trà lợi tiểu. Có thể chữa táo bón, đái tháo đường, nhiễm trùng da hay các bệnh liên quan đến gan.
cây mật gấu
Cây mật gấu có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý

3. Một số lưu ý khi sử dụng cây mật gấu?

Bên cạnh việc biết được cây mật gấu có tác dụng gì thì việc biết những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu cũng rất quan trọng. Bất kỳ loại thuốc hay dược phẩm nào dù có tốt đến đâu cũng phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tốt nhất là dùng theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây sẽ là những lưu ý cơ bản nhất để cây mật gấu có thể phát huy tác dụng:

  • Trong cây mật gấu có chứa thành phần kháng sinh, vì thế bạn không nên tự ý sử dụng, hay sử dụng quá thường xuyên kéo dài. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc từ cây mật gấu tối đa hai tuần rồi nghỉ. Tối thiểu hai đến bốn tuần sau mới đó mới nên tiếp tục sử dụng.
  • Khi bắt đầu sử dụng cây mật gấu, để cho cơ thể kịp làm quen thích ứng thì nên sử dụng với một liều lượng ít. Không được ngưng đột ngột các loại thuốc đặc trị.
  • Chưa có minh chứng nào khẳng định độ an toàn tuyệt đối của cây mật gấu với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Những người đang có thai hay mong muốn mang thai nên tránh sử dụng loại cây này, bởi nếu dùng quá liều có thể dẫn đến sảy thai. Chính vì vậy, cần sự hướng dẫn của bác sĩ thì mới nên sử dụng loại thảo dược này.
  • Cây mật gấu có thể tương khắc với một số loại thuốc, thực phẩm hay các loại thực phẩm chức năng khác. Do đó, bạn phải nói rõ với bác sĩ khi kê đơn các loại thuốc mình đang sử dụng.
  • Có thể sắc nước từ rễ cây, thân cây và lá cây mật gấu để uống. Nước này sẽ có tác dụng thanh nhiệt thải độc, đặc biệt có thể dùng để giải nhiệt nhanh chóng nhất.
  • Do thành phần giúp hạ huyết áp, chính vì vậy những người có huyết áp thấp không nên sử dụng, tránh cho huyết áp xuống quá thấp.

Hiện nay chưa có quá nhiều trường hợp bị phản ứng phụ khi sử dụng cây mật gấu. Nhưng khi có tình trạng táo bón, huyết áp giảm nhanh, cảm giác ngọt trong miệng kéo dài thì nên dừng sử dụng và theo dõi cẩn thận sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

157.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cây bóng nước
    Cây bóng nước có tác dụng gì?

    Cây bóng nước vừa được xem là một loài cây cảnh vừa là một loại dược liệu phổ biến được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y. Đặc biệt, tác dụng của cây bóng nước bao gồm trừ thấp, ...

    Đọc thêm
  • cây thóc lép chữa bệnh gì
    Cây thóc lép chữa bệnh gì? Tìm hiểu công dụng và cách dùng

    Cây thóc lép là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi. Cây thóc lép đặc biệt bởi nó có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh rất tốt. Cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về cây thóc lép ...

    Đọc thêm
  • vị thuốc tử uyển
    Công dụng vị thuốc tử uyển

    Vị thuốc tử uyển là phần rễ và thân rễ của cây tử uyển. Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc tử uyển có vị ngọt đắng, tính ôn được quy vào kinh phế, có tác dụng trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • cảo bản
    Cảo bản có tác dụng gì?

    Cảo bản là một bài thuốc quý có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp. Vậy cảo bản là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của nó như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn đọc những ...

    Đọc thêm
  • Cây châu thụ
    Cây châu thụ có tác dụng gì?

    Cây châu thụ là dược liệu thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, người ta còn lấy lá để nấu nước ngâm rửa hoặc dùng tinh dầu để xoa ...

    Đọc thêm