Tìm hiểu công dụng của giảo cổ lam hạ huyết áp

Giảo cổ lam hạ đường huyết, giảo cổ lam chữa cao huyết áp là những công dụng tuyệt vời được biết đến của giảo cổ lam - một trong những loại dược liệu quý ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới. Vậy giảo cổ lam hạ huyết áp như thế nào? Bạn hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu tổng quan về cây giảo cổ lam

Theo Y Học Cổ Truyền, giảo cổ lam hay còn được gọi là cây cổ yếm, cây dền toòng, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm,... Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum, một giống cây thuộc họ bầu bí.

Giảo cổ lam là một loài thực vật thân thảo, cây leo bằng tua cuốn. Lá của cây giảo cổ lam là dạng lá kép, có hình chân vịt. Hoa của cây giảo cổ lam nhỏ, có màu trắng và chúng mọc thành từng cụm. Còn quả có hình cầu, khi chín, quả có màu đen.

Trên thế giới, giảo cổ lam được tìm thấy nhiều ở những khu rừng nguyên sinh thuộc các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên,... và đã được sử dụng từ lâu như một loại dược liệu quý vì giảo cổ lam hạ đường huyết, chữa bệnh cao huyết áp,.... Ở nước ta, giảo cổ lam mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc của các tỉnh Sơn La, Mộc Châu, Hòa Bình,... và cũng được nghiên cứu là có chất lượng tương đương, không khác gì loài giảo cổ lam mọc ở Trung Quốc hay Nhật Bản.

Có 3 loại giảo cổ lam được tìm thấy là loại 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, giảo cổ lam 5 lá là loại được sử dụng nhiều nhất với các công dụng đã được nghiên cứu và chứng minh.

2. Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Khi huyết áp tối đa tăng trên 140 mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg thì gọi là huyết áp cao. Tùy vào tuổi tác, giới tính, thói quen ăn uống, sinh hoạt, huyết áp ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, tăng huyết áp tối thiểu có thể dẫn đến tai biến rất nguy hiểm.

Tùy vào mỗi người, triệu chứng và mức độ bệnh huyết áp sẽ khác nhau. Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ nhẹ,... Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau tức vùng ngực, thở gấp, hồi hộp, buồn nôn, mặt đỏ, giảm thị lực,...

Để điều trị bệnh cao huyết áp cần xác định nguyên nhân gây bệnh là gì. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán nguyên nhân.

giảo cổ lam hạ huyết áp
Giảo cổ lam hạ huyết áp là công dụng tuyệt vời được biết đến của giảo cổ lam

3. Tìm hiểu về công dụng của cây giảo cổ lam chữa cao huyết áp

Giảo cổ lam được biết đến là một trong những loại dược liệu có khả năng làm ổn định huyết áp hiệu quả nhờ hoạt chất gypenosides. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của các men hỗ trợ phá hủy tế bào, từ đó giúp bảo vệ tế bào cơ tim, làm giảm sự co thắt của động mạch vành và nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim.

Hoạt chất gypenosides còn giúp làm giảm sức ngoại vi và mạch máu, đồng thời tăng cường co bóp để đẩy máu nên rất hiệu quả trong việc hạ huyết áp.

Ngoài tác động trực tiếp tới huyết áp, tác dụng của giảo cổ lam hạ đường huyết, giảm mỡ trong máu, giảm cân,... là những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp, nhờ hàm lượng saponin dồi dào, thậm chí cao hơn nhân sâm 3 - 4 lần.

Đối với bệnh mỡ máu, hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol và axit béo có hại đối với tim mạch và sức khỏe. Không những làm giảm mỡ máu, hoạt chất này còn làm tăng hoạt tính của một loại enzyme có tên là lipoprotein lipase, giúp loại bỏ những khuyết khối ở trên thành mạch, giúp máu được vận chuyển và lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và ổn định huyết áp.

Đối với bệnh đái tháo đường, dùng giảo cổ lam hạ đường huyết rất hiệu quả vì có chứa hoạt chất làm tăng tiết insulin và độ nhạy của tế bào đối với insulin, đồng thời làm giảm quá trình tổng hợp glucose ở gan để hạ đường huyết.

Đối với thừa cân, béo phì gây bệnh huyết áp, tim mạch, hoạt chất trong giảo cổ lam có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng bằng cách hoạt hóa men AMPK và giúp đốt mỡ rất hiệu quả.

4. Cách dùng giảo cổ lam chữa cao huyết áp

Có nhiều cách dùng giảo cổ lam chữa bệnh huyết áp, bao gồm:

  • Sắc lấy nước uống: Cho 60 - 70g giảo cổ lam nấu với 2 lít nước sôi và uống thay nước lọc trong ngày.
  • Pha trà túi lọc: Giảo cổ lam cũng được bào chế dưới dạng trà túi lọc. Mỗi lần sử dụng chỉ cần cho 1 gói trà vào cốc và pha một ít nước sôi theo hướng dẫn sử dụng. Đến khi hoạt chất trong trà ngấm dần thì dùng.
giảo cổ lam hạ huyết áp
Giảo cổ lam được biết đến là một trong những loại dược liệu có khả năng làm ổn định huyết áp

5. Những lưu ý khi dùng giảo cổ lam chữa cao huyết áp

Giảo cổ lam có tác dụng ổn định huyết áp rất tốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại dược liệu này cần lưu ý:

  • Dùng với liều lượng vừa phải để cơ thể thích nghi, tránh hiện tượng tụt đường huyết. Cũng không nên dùng quá liều được khuyến cáo là tối đa 60 - 70g/ngày.
  • Ăn no trước khi uống.
  • Có thể thêm gừng để tránh giảo cổ lam làm hạ đường huyết.
  • Không uống trà giảo cổ lam vào lúc chiều tối vì sẽ làm mất ngủ.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú muốn dùng giảo cổ lam chữa cao huyết áp thai kỳ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Để đạt hiệu quả giảm cân, nên kết hợp uống trà giảo cổ lam với chế độ ăn uống cùng tập luyện phù hợp.
  • Không được uống trà giảo cổ lam nấu qua đêm vì có thể biến chất gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Dùng trà giảo cổ lam hạ huyết áp rất tốt, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Giảo cổ lam còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết khác cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tim mạch, gan và ung thư.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cây bóng nước
    Cây bóng nước có tác dụng gì?

    Cây bóng nước vừa được xem là một loài cây cảnh vừa là một loại dược liệu phổ biến được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y. Đặc biệt, tác dụng của cây bóng nước bao gồm trừ thấp, ...

    Đọc thêm
  • cây thóc lép chữa bệnh gì
    Cây thóc lép chữa bệnh gì? Tìm hiểu công dụng và cách dùng

    Cây thóc lép là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi. Cây thóc lép đặc biệt bởi nó có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh rất tốt. Cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về cây thóc lép ...

    Đọc thêm
  • vị thuốc tử uyển
    Công dụng vị thuốc tử uyển

    Vị thuốc tử uyển là phần rễ và thân rễ của cây tử uyển. Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc tử uyển có vị ngọt đắng, tính ôn được quy vào kinh phế, có tác dụng trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • cảo bản
    Cảo bản có tác dụng gì?

    Cảo bản là một bài thuốc quý có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp. Vậy cảo bản là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của nó như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn đọc những ...

    Đọc thêm
  • Cây châu thụ
    Cây châu thụ có tác dụng gì?

    Cây châu thụ là dược liệu thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, người ta còn lấy lá để nấu nước ngâm rửa hoặc dùng tinh dầu để xoa ...

    Đọc thêm