Cây lụa có tác dụng gì?

Cây lụa được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Cây vô cùng hữu ích đối với đời sống của con người, mỗi bộ phận của cây đều có những giá trị riêng nếu được sử dụng đúng cách. Vậy cây lụa có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về đặc điểm của cây lá lụa cũng như tác dụng của nó.

1. Đặc điểm cây lụa

Cây lụa còn được gọi bởi các tên khác như cây lá lụa, cây mót. Tên khoa học là Cynometra ramilflora. Cây này thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Cây lụa thuộc loại cây gỗ, màu nâu đỏ có kích thước to, chiều cao trung bình từ 5 - 10 mét. Cành mềm, vặn vẹo, nhẵn, màu xám nhạt, có nhiều bì khổng nhỏ, hình tròn.

Lá kép, chiều dài trung bình 10 - 15cm gồm hai đối lá chét, những lá phía cuối dài 2 - 6cm, rộng 1,2 - 2cm, những lá tận cùng dài 5 - 10cm, rộng 2 – 4,5 cm, nhẵn, gốc thuôn, đầu tù, cuống chung dài 1,5-5 cm; lá kèm sớm rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 1-2 cm, sau chuyển thành ngù rộng 1,5-2 cm; lúc mới hình thành, cụm hoa bao bọc bởi những vảy hình trứng, mọc xếp lợp, dài 4-5mm; hoa có 5 cánh đài không đều, 5 cánh hoa rất nhẵn; nhị 10 đều, chỉ nhị nhẵn; bầu nhẵn có lông.

Quả nạc, có xơ, dài 2-3cm, rộng 1,2-1,5cm, gần hình trứng, có rãnh to, hạt 1.

Tại Việt Nam đã phát hiện ra có 3 loài cây lụa, tất cả thuộc cây gỗ nhỏ hoặc gỗ trung bình.

Lá lụa là cây gỗ ưa sáng, ưa ẩm, có thể chịu được ngập úng theo mùa (kể cả nước mặn). Vì thế, thường thấy cây mọc ở bờ suối, bờ kênh rạch hoặc ở nơi đất trũng trong thung lũng. Chưa thấy cây mọc ở rừng kín thường xanh. Độ cao phân bố có thể tới hơn 600m. Cây ra hoa quả hàng năm, quả già có thể tồn tại đến tận đầu mùa hoa năm sau. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt hoặc khi cây còn nhỏ nếu bị chặt có thể tái sinh cấy chồi. Cây lá lụa có thể trồng ở ven ao hồ làm cảnh, gỗ làm nhà cửa hoặc sử dụng trong xây dựng. Lá non ăn được.

Bộ phận được sử dụng của cây lụa là lá, rễ và dầu hạt.

Thành phần hóa học của cây lụa chứa nhiều acid hữu cơ, vitamin C, hạt chứa dầu.

2. Cây lụa chữa bệnh gì?

Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian lá và dầu hạt của cây lụa được sử dụng để chữa bệnh ghẻ và một số bệnh lở loét ngoài da. Ngoài ra, có thể dùng lá non có vị hơi chua làm rau để ăn sống, thường ăn với lẩu mắm.

Ở Ấn Độ, lá và dầu hạt được dùng chữa bệnh phong hủi, trị ghẻ, lở loét, ngứa ngoài da. Rễ cây lá lụa được con người sử dụng như một vị thuốc để nhuận tràng và tẩy đường ruột.

Để chữa hủi, ghẻ, các bệnh ngoài da, người dùng thường lấy lá của cây lụa, đem phơi khô, nghiền nát nhỏ, nấu cùng với sữa bò đến thể chất sền sệt, trộn với mật ong, bôi lên các chỗ ghẻ hoặc các chỗ lở loét do bệnh phong và các bệnh ngoài da khác. Đối với dầu hạt chỉ cần bôi dầu này lên những vị trí cần trị các bệnh trên.

Đối với những người bị dị ứng với một trong các thành phần hóa học chứa trong các bộ phận của cây lụa thì tuyệt đối không sử dụng để chữa bệnh bằng loại cây này. Nếu trong quá trình sử dụng người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn ngứa, đau ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngừng uống ngay. Thận trọng khi sử dụng cây lụa trong thời gian đang được điều trị bằng thuốc tây y, thực phẩm chức năng hay bất kì loại thảo dược nào khác. Chúng có thể tương tác làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt. Hãy cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng nhằm tránh những tương tác thuốc có thể gây hại cho người bệnh. Ngoài ra, do liều lượng và đặc tính thuốc có thể biến đổi tùy và cơ địa của mỗi người nên khi bạn muốn sử dụng các bài thuốc từ cây lụa thì bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc những người hiểu biết về cây thuốc dân gian.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc trị bạch biến
    Các thuốc trị bạch biến dùng thế nào?

    Bạch biến là bệnh lý mất tế bào quy định sắc tố da nên dẫn đến một số vấn đề bất thường về màu sắc của một vùng da. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, một trong số đó ...

    Đọc thêm
  • Một số loại thuốc cần thiết khi đi chơi xa
    Trữ thuốc cần thiết khi đi chơi xa

    Chỉ một rắc rối nhỏ về sức khỏe khi ăn uống, di chuyển là đã khiến những ngày du lịch mất vui, một số loại thuốc đơn giản sau sẽ giúp ổn định vấn đề thường gặp, bạn rất nên ...

    Đọc thêm
  • vi khuẩn mycobacterium leprae
    Bệnh phong: Những điều cần biết

    Bệnh phong là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Trước đây, bệnh phong dễ lây lan và có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng giờ đây chúng ta đã có thể kiểm soát và điều ...

    Đọc thêm
  • thuốc Medi-Ethionamid
    Công dụng thuốc Medi-Ethionamid

    Thuốc Medi – Ethionamid chứa hoạt chất Ethionamid được chỉ định trong điều trị bệnh lao, phong và các nhiễm trùng gây ra do phức hợp M. avium... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • Khó đại tiện phải làm sao?
    Khó đại tiện phải làm sao?

    Cả tuần nay, cháu đi ngoài rất khó khăn, trung bình ngày đêm, cháu đi ngoài 5 lần. Phân cứng, rất khó ra. Đang dịch bệnh nên khó khăn để cháu đi viện khám. Bác sĩ cho cháu hỏi, khó ...

    Đọc thêm