Thoái hóa đốt sống cổ và nguy cơ tiềm ẩn bên trong

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiện nay ngày càng gia tăng trong xã hội. Nguy hiểm hơn, các triệu chứng, nguyên nhân của căn bệnh này lại chưa được rõ ràng và đầy đủ. Do đó, việc chữa trị thường chưa đem lại được hiệu quả cao, gây ra nhiều biến chứng.

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Tùy vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng đến thoái hóa đốt sống cổ là khác nhau. Ở mức độ nhẹ thì chèn ép tủy cổ gây đau đầu, thiếu máu não teo chi, rối loạn đại tiểu tiện. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, thậm chí nếu kéo dài có thể gây ra liệt vĩnh viễn.

2. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, cột sống cổ có vai trò quan trọng như bộ não của con người. Để tránh tổn thương đến cơ quan này, chúng ta cần nắm rõ triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Đau cột sống cổ cấp tính: Các cơn đau vai gáy diễn ra bất ngờ và đột ngột khi làm việc quá sức hoặc ho mạnh, có hiện tượng buốt nhói như kim đâm, cổ phát ra tiếng kêu.
  • Đau cột sống cổ mạn tính: Các cơn đau diễn ra âm ỉ và liên tục mà không rõ lý do.
  • Hạn chế vận động: Vận động cổ bị hạn chế kèm theo các triệu chứng cứng, đau.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép, cơn đau có thể lan xuống vai gáy, cánh tay và đỉnh đầu.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Triệu chứng đặc trưng như giảm tiết mồ hôi, không phân biệt nóng lạnh, thậm chí là teo cơ.
  • Biến dạng cột sống: Bệnh nhân bị sái, vẹo cổ; không xoay chuyển được cổ và đầu.
  • Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khác: Mất ngủ, xanh xao, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện khó khăn hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây triệu chứng đau cho người mắc phải

3. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nhiều người cho rằng, đốt sống bị suy thoái chính là hệ quả của quá trình lão hóa khiến các bộ phận “xuống cấp”. Tuy nhiên, các chuyên gia chia sẻ thêm nhiều nguyên nhân khác khiến đốt sống cổ bị thoái hóa như:

  • Tính chất công việc: Ngồi máy tính lâu, vùng vai gáy và cổ không được hoạt động nhiều, làm công việc bê vác.
  • Ít vận động: Do tuổi cao hoặc mắc các bệnh lý không đi đứng được.
  • Hoạt động sai tư thế: Nằm 1-2 tư thế, không xoay mình, nằm gối quá cao không phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, sụt giảm các hàm lượng Canxi, Magie,..
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, lao động.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên thuốc lá, rượu bia...

4. Phòng và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

4.1. Điều trị bằng các thuốc Y Học Cổ Truyền

Với sự phát triển của nền y học, hiện nay rất nhiều phương pháp điều trị và phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ như các bài thuốc Nam, chữa trị Đông y, thuốc Tây Y hoặc phẫu thuật... Việc phòng bệnh, chữa trị các phương pháp và bài thuốc Y Học Cổ Truyền đem lại hiệu quả cao

  • Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Theo các bác sĩ Đông y, dược liệu ngải cứu giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, kháng viêm và giảm đau hiệu quả.

  • Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất kháng viêm cao, tự động sinh khả năng miễn dịch và tăng việc sát trùng, giảm đau xương khớp.

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng ngải cứu để điều trị theo hướng dẫn
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng ngải cứu để điều trị theo hướng dẫn

4.2. Điều trị thoái hóa cột sống phương pháp không dùng thuốc

Xoa bóp bấm huyệt để kích thích lên các huyệt đạo, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết. Các huyệt vị được dùng để điều trị thoái hóa cột sống bao gồm:

  • Huyệt Phong trì: Phía sau tai chỗ hõm chân tóc.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Đoạn giao điểm đường thẳng ngang qua đầu ngực và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn.
  • Huyệt Á thị: Là điểm đau của người bệnh, không nằm vị trí cố định nào cả. Châm cứu: Khi các dòng chảy bị tắc nghẽn, đau, rối loạn các chức năng cột sống. Dựa trên châm cứu bác sĩ sẽ giúp người bệnh khai thông khí huyết, giảm đau và phục hồi Nắn chỉnh cột sống

4.3. Một số phương pháp luyện tập phòng thoái hóa đốt sống cổ

  • Nghiêng cột sống cổ: Nghiêng cổ xoay phải, nghiêng càng xa càng tốt.
  • Gập cột sống cổ: Cúi cổ về phía trước, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
  • Duỗi cột sống cổ: Ngửa về phía sau sau đó trở lại vị trí ban đầu.
  • Xoay cột sống cổ: Quay cổ lần lượt về bên phải và bên trái.

Thường xuyên tập luyện và thư giãn sau khi hoạt động căng thẳng sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đồng thời, người bệnh nên kiểm tra và thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để xương khớp luôn chắc khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan