Các loại đau khớp bạn có thể gặp


Các bệnh lý về xương khớp rất đa dạng, trong đó thường gặp là các loại viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm khớp vảy nến, bệnh gout, lupus. Chúng đều có triệu chứng chung là gây sưng, đau khớp. Tìm hiểu về bệnh xương khớp có thể giúp bạn có thêm kiến thức để cải thiện hoặc phòng bệnh hiệu quả.

1. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, xảy ra khi các khớp hoạt động quá mức, gây mòn lớp sụn xương. Các tác nhân chủ yếu gây viêm xương khớp là tuổi tác, chấn thương, béo phì, trong đó các vị trí dễ bị viêm xương khớp nhất là đầu gối, hông, bàn chân và cột sống.

Bệnh thường tiến triển dần dần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nhưng không khiến bạn có cảm giác mệt mỏi như các loại viêm khớp khác. Phần sụn bị tổn thương khiến cử động khớp trở nên đau đớn, bạn thậm chí có thể nghe được âm thanh bào mòn khi lớp sụn cọ vào bề mặt xương. Đau hoặc sưng tấy có thể xảy ra khi bị viêm xương khớp ở ngón tay và bàn chân. Viêm lớp niêm mạc khớp có thể xảy ra, nhưng nó không phổ biến với bệnh viêm xương khớp.

Triệu chứng của viêm xương khớp khác nhau, phụ thuộc vào vị trí bị viêm, nhưng nhìn chung có các biểu hiện:

  • Đau khớp, nhức nhối tại khớp
  • Khó mặc quần áo, chải đầu, nắm chặt đồ đạc, cúi người, ngồi xổm hoặc leo cầu thang, tùy thuộc vào vị trí khớp bị tổn thương
  • Cứng khớp buổi sáng thường kéo dài dưới 30 phút
  • Đau khi đi bộ
  • Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi

Nặng hơn, có thể có các biểu hiện:

  • Ấm khi chạm vào
  • Sưng tấy và khó cử động
  • Hạn chế phạm vi chuyển động ở vùng khớp bị viêm

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấpbệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các khớp gây viêm, tình trạng viêm khớp có thể nghiêm trọng nếu không điều trị. Cứ 5 người bị viêm khớp dạng thấp thì có 1 người có xuất hiện nốt thấp khớp trên da, chủ yếu hình thành ở các vùng khớp ngón tay, khuỷu tay hoặc gót chân.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chưa được xác định, một số nhà khoa học cho rằng sau khi bị nhiễm khuẩn hoặc virus, hệ miễn dịch trở nên “bối rối” và tấn công nhầm vào các khớp, tình trạng viêm có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể. Viêm khớp dạng thấp có thể được cải thiện và ngăn ngừa tổn thương thêm khi sử dụng các loại thuốc ngăn chặn TNF, interleukin-1 và interleukin-6, những yếu tố được xem là gây kích hoạt cơn viêm khớp.

Các triệu chứng có thể đến dần dần hoặc đột ngột và thường nghiêm trọng hơn so với viêm xương khớp, phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau, cứng và sưng ở một số trong các vị trí bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, vai, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, hàm và cổ vì viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cùng lúc nhiều khớp.
  • Viêm khớp đối xứng: Khi các khớp ngón tay ở tay trái bị viêm, thì nhiều khả năng các khớp ngón tay ở tay phải cũng có thể bị như vậy.
  • Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí cả ngày. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và giảm cân.

3. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là sự kết hợp của bệnh vảy nến và viêm khớp, trong đó bệnh vảy nến thường xuất hiện trước và chỉ khoảng 10 - 30% người bị bệnh vảy nến có xảy ra viêm khớp. Bệnh vảy nến gây ra viêm loang lổ trên da với các đốm màu đỏ hoặc trắng nổi lên, có vảy, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, rốn và vùng da xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh viêm khớp vảy nến thường bắt đầu từ 30 đến 50 tuổi, một số trường hợp có thể bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, tần suất xuất hiện ở nam và nữ là như nhau. Triệu chứng thường gặp là sưng các ngón tay, ngón chân, có móng tay bị rỗ hoặc đổi màu. Ở một số người, viêm khớp vảy nến chỉ xảy ra ở một khớp hoặc một vài khớp, ví dụ chỉ bị viêm khớp ở một bên đầu gối, chỉ các ngón tay và ngón chân, hoặc chỉ ở vùng cột sống.

Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một trong các bệnh lý về xương khớp

4. Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do có sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp, chủ yếu ở ngón chân cái hoặc các bộ phận khác trên bàn chân. Bệnh thường bùng phát đột ngột sau một đêm uống rượu. Ngoài ra, thuốc, căng thẳng và một số bệnh khác cũng có thể trở thành tác nhân.

Cơn đau do bệnh gout thường kéo dài từ 3 - 10 ngày, mỗi đợt cách nhau từ vài tháng đến vài năm, nhưng bệnh càng lâu thì các cơn bùng phát xảy ra càng thường xuyên và lâu khỏi hơn. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến khớp và chức năng thận.

Nguyên nhân chính gây bệnh gout là do thận không thể xử lý được lượng axit uric mà cơ thể tạo ra, do cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc ăn quá nhiều loại thực phẩm có nồng độ axit uric cao.

Các triệu chứng thường xảy ra khi bệnh gout tái phát là:

  • Đau khớp dữ dội: Thường xảy ra ở ngón chân cái nhưng cũng có thể ở mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay hoặc ngón tay.
  • Khó chịu: Ngay cả sau khi cơn đau nhói biến mất, khớp vẫn bị đau.
  • Viêm và đỏ: Khớp sẽ đỏ, sưng và mềm.
  • Khó cử động: Khớp sẽ bị cứng lại.

5. Lupus

Lupus (hoặc lupus ban đỏ hệ thống) là bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến xương khớp và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định, thay vì tấn công virus, vi khuẩn thì hệ miễn dịch tấn công và gây viêm ở xương khớp và các cơ quan trên khắp cơ thể.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dễ mắc bệnh lupus hơn nam giới, độ tuổi giao động từ 15 đến 44, triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau, sưng khớp
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Sưng ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay hoặc quanh mắt
  • Phát ban dạng "cánh bướm" trên má
  • Lở miệng
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Rụng tóc
  • Ngón tay hoặc ngón chân màu xanh hoặc trắng khi tiếp xúc với lạnh (hội chứng Raynaud)
  • Rối loạn máu gây thiếu máu và nồng độ thấp bạch cầu hoặc tiểu cầu
  • Đau ngực do viêm màng trong tim hoặc phổi

6. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp (AS) là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nơi gân và dây chằng gắn vào xương cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp, đặc biệt là ở lưng dưới.

Trong AS, quá trình hợp nhất xương có thể xảy ra, gây biến dạng cột sống và rối loạn chức năng vai và hông. Bệnh có tính chất di truyền, hầu hết những người mắc bệnh đều có gen HLA-B27, nó cũng phổ biến ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Các bệnh thoái hóa đốt sống khác cũng liên quan đến gen HLA-B27, bao gồm:

  • Viêm khớp phản ứng, trước đây được gọi là hội chứng Reiter
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp enteropathic do bệnh lý đường ruột
  • Viêm màng bồ đào trước cấp tính
  • Viêm cột sống dính khớp vị thành niên

7. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là tình trạng nhiễm trùng ở một trong các khớp gây đau hoặc sưng khớp. Nhiễm trùng xảy ra có thể là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, có thể bắt đầu ở một bộ phận khác như đường tiêu hóa, bàng quang, cơ quan sinh dục, sau đó lan đến các khớp. Loại viêm khớp này thường kèm theo sốt và ớn lạnh.

Để chẩn đoán viêm khớp phản ứng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểudịch khớp bị ảnh hưởng.

Các bệnh lý về xương khớp có thể kế đến viêm khớp phản ứng
Các bệnh lý về xương khớp có thể kế đến viêm khớp phản ứng

8. Viêm khớp vị thành niên (JA)

JA là một thuật ngữ chung để chỉ một số loại viêm khớp ảnh hưởng đến trẻ em. Loại phổ biến nhất là viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) , trước đây được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên. Đây là một nhóm các rối loạn tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến khớp của trẻ em.

JIA bắt đầu xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi và có thể gây ra:

  • Co thắt cơ và mô mềm
  • Bào mòn xương
  • Thay đổi tốc độ tăng trưởng bình thường của xương khớp
  • Lệch khớp

Đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, mệt mỏi và sốt xuất hiện trong nhiều tháng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên.

Một số dạng viêm khớp ở trẻ em ít phổ biến hơn bao gồm:

9. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý gây đau lan rộng khắp cơ thể, khó ngủ, mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể xác của người bệnh. Người mắc bệnh này thường nhạy cảm với cơn đau hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định nhưng nó có thể được điều trị và quản lý hiệu quả.

Các triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xơ hóa gồm:

  • Đau và cứng khắp cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm và lo âu
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Các vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung
  • Nhức đầu, bao gồm cả chứng đau nửa đầu

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Các bệnh lý về xương khớp, đau khớp rất đa dạng, tìm hiểu về bệnh xương khớp có thể giúp bạn có thêm kiến thức để cải thiện hoặc phòng bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org, healthline.com, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

513 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan