Công dụng thuốc omepraglobe

Omeprazole là một hoạt chất thuốc nhóm ức chế bơm proton, thuốc hoạt động bằng cách ức chế bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày. Đây cũng là hoạt chất chính có trong thuốc Omepraglobe. Vậy thuốc omepraglobe có tác dụng gì?

1. Thuốc Omepraglobe là thuốc gì?

Thuốc Omepraglobe có thành phần hoạt chất chính là Omeprazole, hàm lượng 20mg. Thuốc được sản xuất bởi công ty Globela Pharma PVT., Ltd. - ẤN ĐỘ, lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký VN-5270-10.

2. Omepraglobe có tác dụng gì?

Thuốc Omepraglobe được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau đây:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Omepraglobe

Thuốc Omepraglobe nên được uống nguyên viên và không nên nghiền hay nhai thuốc trước khi uống vào.

  • Thuốc Omepraglobe dùng trong giảm triệu chứng khó tiêu do acid: Liều 10 hoặc 20 mg/ngày, dùng trong 2 - 4 tuần.
  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Liều thuốc Omepraglobe thông thường: 20 mg x 1 lần/ngày, sử dụng trong 4 tuần, thêm 4 - 8 tuần nếu bệnh nhân chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm thực quản dai dẳng có thể dùng liều thuốc Omepraglobe 40mg/ngày. Liều thuốc Omepraglobe duy trì sau khi khỏi viêm thực quản là 20mg x 1 lần/ngày và trong chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.
  • Điều trị loét đường tiêu hóa: Liều đơn thuốc Omepraglobe 20mg/ngày, hoặc có thể tăng lên 40mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục điều trị thuốc Omepraglobe trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều thuốc Omepraglobe duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.
  • Điều trị Helicobacter pylori trong loét đường tiêu hóa: thuốc Omepraglobe có thể được phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi hay ba thuốc.
    • Liệu pháp đôi: thuốc Omepraglobe 20mg x 2 lần/ngày sử dụng liên tục trong 2 tuần.
    • Liệu pháp ba: thuốc Omepraglobe 20mg x 2 lần/ngày sử dụng trong 1 tuần.
  • Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid: dùng thuốc Omepraglobe liều 20mg/ngày. Liều 20mg/ngày cũng được sử dụng để phòng ngừa loét ở những bệnh nhân có tiền sử bị thương tổn dạ dày tá tràng nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Hội chứng Zollinger - Ellison: dùng thuốc Omepraglobe liều 60mg x 1 lần/ngày hoặc có thể điều chỉnh liều khi cần thiết. Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát triệu chứng hiệu quả ở liều từ 20 - 120 mg/ngày, nhưng có thể dùng liều thuốc Omepraglobe lên đến 120 mg x 3 lần/ngày. Liều dùng thuốc Omepraglobe mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần uống.
  • Phòng ngừa hít phải acid trong quá trình gây mê thông thường: sử dụng liều thuốc Omepraglobe 40 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật và sử dụng thêm 40mg, thời điểm 2 - 6 giờ trước khi tiến hành.
  • Bệnh nhân suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều thuốc Omepraglobe ở bệnh nhân suy chức năng thận.
  • Bệnh nhân suy gan: dùng thuốc Omepraglobe liều 10 - 20 mg/ngày.
  • Người cao tuổi (> 65 tuổi): Không cần điều chỉnh liều thuốc Omepraglobe ở người cao tuổi.
  • Trẻ em: Kinh nghiệm điều trị thuốc Omepraglobe ở trẻ em còn rất hạn chế.

4. Chống chỉ định của thuốc Omepraglobe

Chống chỉ định của thuốc Omepraglobe khi bệnh nhân bị quá mẫn với Omeprazol, Esomeprazol hoặc các dẫn xuất Benzimidazol khác (Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol) hay với bất cứ thành phần nào của thuốc Omepraglobe.

5. Tác dụng phụ của thuốc Omepraglobe

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Omepraglobe:

  • Đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt;
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Omepraglobe:

  • Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi;
  • Nổi mày đay, ngứa ngáy, nổi ban;
  • Tăng transaminase có hồi phục.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Omepraglobe:

  • Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn gây phù mạch, sốt và sốc phản vệ;
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và giảm toàn bộ các tế bào máu;
  • Lú lẫn, kích động, trầm cảm, ảo giác ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác;
  • Vú to ở nam giới.
  • Viêm dạ dày;
  • Nhiễm nấm Candida;
  • Khô miệng.
  • Viêm gan vàng da hoặc không, bệnh não ở người suy gan;
  • Co thắt phế quản;
  • Đau khớp - cơ.
  • Viêm thận kẽ.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Omepraglobe

  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc Omepraglobe có các triệu chứng như: sụt cân nhiều, nôn mửa kéo dài, khó nuốt, nôn ra máu hoặc nôn ra phân đen, nghi ngờ hoặc đang bị loét dạ dày: bệnh nhân cần loại trừ khả năng đang mắc khối u ác tính vì việc điều trị với thuốc Omepraglobe có thể làm giảm bớt các triệu chứng và làm muộn đi chẩn đoán.
  • Không khuyến cáo dùng phối hợp thuốc ức chế bơm proton (PPI) như thuốc Omepraglobe và Atazanavir. Nếu cần thiết phối hợp phải theo dõi chặt chẽ các biểu hiện lâm sàng (như nhiễm virus) kết hợp tăng liều Atazanavir lên 400mg và 100mg Ritonavir, không tăng liều thuốc Omepraglobe.
  • Tương tự các thuốc chẹn acid khác, thuốc Omepraglobe có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin B12 (cyanocobalamin), do đó cần cân nhắc yếu tố này ở những bệnh nhân có lượng dự trữ trong cơ thể giảm hoặc bệnh nhân có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 nếu điều trị thuốc Omepraglobe trong thời gian dài.
  • Omeprazol là chất ức chế CYP2C19, khi bắt đầu hoặc kết thúc điều trị với thuốc Omepraglobe cần tính đến nguy cơ tương tác thuốc với những thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Khi theo dõi Clopidogrel và Omeprazol, mối tương quan của tương tác này chưa rõ ràng tuy nhiên để đề phòng, không nên dùng đồng thời Clopidogrel và thuốc Omepraglobe.
  • Đã có báo cáo hạ magnesi huyết nặng trên bệnh nhân điều trị với các PPI như thuốc Omepraglobe trong ít nhất 3 tháng. Hầu hết các trường hợp điều trị thuốc Omepraglobe khoảng 1 năm với các triệu chứng hạ magnesi huyết như: mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, choáng váng, loạn nhịp thất... xảy ra âm ỉ và thường không được chú ý đến. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi bổ sung magie và ngưng dùng các PPI như thuốc Omepraglobe.
  • Sử dụng các PPI như thuốc Omepraglobe liều cao trong thời gian dài (> 1 năm) có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc người có các yếu tố nguy cơ khác.Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cần được bổ sung đầy đủ vitamin D và calci.
  • Phụ nữ có thai: nghiên cứu thực nghiệm không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai, tuy nhiên không nên dùng thuốc Omepraglobe cho người mang thai, đặc biệt mang thai trong 3 tháng đầu.
  • Phụ nữ cho con bú: Không khuyến cáo dùng thuốc Omepraglobe ở người cho con bú.
  • Thuốc Omepraglobe hầu như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc vì nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn như: chóng mặt và rối loạn thị giác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

34 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan