Công dụng thuốc Protovan Injection

Thuốc Protovan thuộc nhóm thuốc gây tê, gây mê được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm truyền. Thành phần chính của thuốc Protovan là propofol được chỉ định trong khởi mê hoặc duy trì gây mê khi phẫu thuật, hoặc duy trì an thần.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Protovan

Thuốc Protovan iInjection là thuốc sử dụng để gây ngủ, an thần đường tĩnh mạch. Do thành phần của thuốc ít tan trong nước nên thuốc được bào chế ở dạng nhũ tương trắng đục. Thuốc được sử dụng thông qua tiêm tĩnh mạch có tác dụng ngủ nhanh trong vòng 40 giây bắt đầu từ thời điểm tiêm và nửa đời cân bằng thuốc trong máu và não.

Thuốc Protovan bị ảnh hưởng bởi nồng độ thuốc trong máu, tỷ lệ với tốc độ tiêm truyền. Tuy nhiên, những thông số này lại khác nhau ở từng trường hợp cụ thể. Khi nồng độ thuốc Protovan trong máu cao do tăng tốc độ tiêm hoặc truyền nhanh có thể xảy ra hiện tượng ức chế tim và ức chế quá trình hô hấp.

Tác động của thuốc Protovan lên qua quá trình khởi mê sẽ khác nhau tùy thuộc vào cả quá trình thông khí. Nếu thông khí tự nhiên tác động của thuốc trên tim chủ yếu là hạ huyết áp động mạch, ít thay đổi tần số tim và cung lượng tương. Nhưng nếu thông khí hỗ trợ hoặc thông khí áp lực dương thì cung lượng tim sẽ giảm rõ rệt hơn. Vì vậy khi kết hợp thuốc Protovan với opinoi sẽ có tác dụng mạch để tiền mê thì cung lượng tim và lực điều khiển hô hấp sẽ bị giảm hơn nữa. Trường hợp tiếp tục duy trì liều gây mê bằng Protovan thì với sự kích thích của đặt nội khí quản và phẫu thuật huyết áp động mạch có thể trở nên bình thường nhưng cung lượng tim vẫn giảm.

Khi sử dụng thuốc Protovan để khởi mê thường xảy ra các hiện tượng ngưng thở khi duy trì mê, từ đó ảnh hưởng giảm thông khí tăng áp suất carbon dioxide. Tuy nhiên, thuốc Protovan không ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của mạch não với áp suất CO trong động mạch. Thuốc Protovan cũng có thể cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn sau quá trình phẫu thuật.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Protovan

Thuốc Protovan được chỉ định trong khởi mê hoặc duy trì gây mê trong kỹ thuật gây mê phối hợp phẫu thuật cho người lớn hoặc trẻ em trên 3 tuổi. Gây mê và duy trì an thần, vô cảm trong thủ thuật chẩn đoán hoặc kết hợp với gây tê cục bộ hoặc gây tê vùng trong phẫu thuật. Thuốc Protovan còn gây và duy trì vô cảm liên tục để giảm stress trong trường hợp đặt nội khí quản ở người lớn và chỉ được thực hiện bởi chuyên gia hồi sức cấp cứu.

Tuy nhiên, thuốc Protovan có thể chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Không sử dụng trong sản khoa,
  • Trẻ em dưới 3 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bú
  • Người mắc các bệnh tim, phổi nặng
  • Không sử dụng trong liệu pháp sốc điện gây co giật,
  • Người bệnh có tiền sử động kinh hoặc co giật
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Suy tuần hoàn não
  • Người có tăng lipid huyết, hạ áp và không ổn định về huyết động.

3.Liều lượng và cách sử dụng thuốc Protovan

Liều khởi mê với thuốc Protovan:

  • Người lớn <55 tuổi: sử dụng thuốc trong 10 giây tiêm 1 lần với liều 40mg cho đến khi mê (2- 2,5 mg/kg).
  • Người bệnh cao tuổi: Sử dụng thuốc trong 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (1- 1,5 mg/kg).
  • Người bệnh tim: sử dụng thuốc trong 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (0,5- 1,5 mg/kg).
  • Phẫu thuật thần kinh: sủ dụng thuốc trong 10 giây tiêm 1 lần với liều 20mg cho đến khi mê (1- 2 mg/kg).
  • Trẻ em > 3 tuổi: áp dụng thuốc với liều 2,5 đến 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20 - 30 giây.

Duy trì mê, truyền tĩnh mạch:

  • Người lớn <55 tuổi: áp dụng liều thuốc Protovan 100 đến 200 microgam/kg/phút.
  • Người bệnh cao tuổi: áp dụng liều thuốc Protovan 50 đến 100 microgam/kg/phút.
  • Phẫu thuật thần kinh: áp dụng liều thuốc Protovan 100 đến 200 microgam/kg/phút.
  • Trẻ em > 3 tuổi: áp dụng liều thuốc Protovan 125 đến 300 microgam/kg/phút.

Duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor:

  • Người lớn <55 tuổi: áp dụng liều thuốc Protovan 25 đến 75 microgam/kg/phút hoặc dùng tiêm tĩnh mạch với mức liều tăng dần 10mg hoặc 20mg.
  • Người cao tuổi hoặc người bệnh thần kinh: Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và sử dụng liều Protovan bằng 80% liều người lớn.

4. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Protovan

Thuốc Protovan có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thuốc Protovan có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Protovan gây ra bao gồm: hạ huyết áp, nhịp tim chậm, sốt, nhức đầu, nhiễm toan hô hấp, co cứng cơ bụng... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Protovan. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Protovan có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, với một số trường hợp, thuốc Protovan có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút sử dụng thuốc Protovan. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: ngất, ngoại tâm thu, đau cơ, ngứa, tăng tiết nước bọt... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Protovan và cần được đưa đi hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Thuốc Protovan thuộc nhóm thuốc gây tê, gây mê được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm truyền. Thành phần chính của thuốc Protovan là propofol được chỉ định trong khởi mê hoặc duy trì gây mê khi phẫu thuật, hoặc duy trì an thần. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

113 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan