Công dụng thuốc Solarol

Lansoprazole là hoạt chất thuộc nhóm ức chế tiết acid dịch vị dạ dày thông qua cơ chế khóa bơm proton. Hoạt chất này có trong sản phẩm Solarol của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha. Vậy thuốc Solarol công dụng là gì và được chỉ định như thế nào?

1. Solarol là thuốc gì?

Thuốc Solarol có thành phần chính là hoạt chất Lansoprazole với hàm lượng 30mg. Thuốc Solarol là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm TW Vidipha (Việt Nam), bào chế dưới dạng viên nang tan trong ruột và đóng gói mỗi hộp 3 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc Solarol công dụng là gì?

Hoạt chất Lansoprazole trong thuốc Solarol thuộc nhóm các chất kháng tiết acid dạ dày, bản chất là dẫn chất benzimidazol và không có tác dụng kháng cholinergic hay kháng histamin tại thụ thể H2. Cơ chế ức chế bài tiết acid dạ dày của hoạt chất Lansoprazole là ức chế chuyên biệt trên hệ thống H+K+-ATPase (hay còn gọi là bơm proton) có trên bề mặt tế bào thành dạ dày.

Hệ thống enzym này được xem như là một cái bơm acid (bơm proton) bên trong tế bào thành nên hoạt chất Lansoprazole đã ức chế được bước cuối cùng của quá trình sản sinh acid tại dạ dày. Tác dụng này của hoạt chất Lansoprazole trong thuốc Solarol liên quan đến liều dùng, đồng thời có thể giảm bài tiết acid dạ dày cả thời điểm bình thường lẫn khi bị kích thích từ bất kỳ tác nhân nào.

3. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Solarol

Thuốc Solarol được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bệnh lý sau:

Mặt khác, thuốc Solarol chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có những đặc điểm sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất Lansoprazole hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác của thuốc;
  • Phụ nữ đang mang thai và trong thời gian cho con bú không thích hợp sử dụng thuốc Solarol do thiếu các nghiên cứu về mức độ an toàn;
  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Solarol

4.1. Cách dùng thuốc Solarol

Solarol bào chế dạng viên dùng theo đường uống. Sản phẩm này đòi hỏi người bệnh phải nuốt trọn viên thuốc trước khi ăn, không được cắn vỡ hay nhai viên nang.

4.2. Liều dùng thuốc Solarol

Liều dùng thuốc Solarol phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể:

  • Loét dạ dày tiến triển: Uống 1 viên thuốc Solarol 30mg x 1 lần/ngày trong thời gian 4 tuần, nếu cần thiết có thể tiếp tục sử dụng thêm 2-4 tuần;
  • Viêm thực quản do GERD: Uống 1 viên thuốc Solarol 30mg x 1 lần/ngày trong thời gian 4 tuần, nếu cần thiết có thể dùng tiếp thêm 4 tuần nữa;
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Uống 1-2 viên thuốc Solarol 30mg x 1 lần/ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của người bệnh.

Lưu ý: Liều dùng trên của thuốc Solarol chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể ở từng người bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, do đó để có liều dùng phù hợp bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Quá liều thuốc Solarol và cách xử trí:

  • Liều 5000mg/kg của hoạt chất Lansoprazole ở chuột cống (gấp khoảng 1300 lần liều dùng ở người nếu tính theo diện tích bề mặt cơ thể) và ở chuột nhắt (gấp khoảng 675.7 lần liều dùng ở người tính theo diện tích bề mặt cơ thể) vẫn chưa gây tử vong hay bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào đáng kể;
  • Liệu pháp thẩm phân máu không thể loại trừ hoạt chất Lansoprazole ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Một số báo cáo cho thấy có một trường hợp sử dụng đến 600mg mà không xuất hiện bất kỳ phản ứng có hại nào.

5. Tác dụng phụ của thuốc Solarol

Khi sử dụng thuốc Solarol, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn (ADR) như sau:

  • Tác dụng ngoại ý thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)
  • Tác dụng ngoại ý ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):
    • Mệt mỏi;
    • Tăng nồng độ gastrin huyết thanh, men gan, Hematocrit, Hemoglobin, Acid uric và protein niệu.

6. Một số thận trọng khi dùng thuốc Solarol

Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton như Lansoprazole trong thuốc Solarol, đặc biệt là khi dùng liều cao và trong thời gian dài (trên 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gặp phải gãy xương hông, xương cổ tay và xương cột sống. Tình trạng này xảy ra chủ yếu đối tượng người lớn tuổi hoặc khi đi kèm với một số yếu tố nguy cơ khác. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các thuốc ức chế bơm proton như thuốc Solarol có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chung từ 10-40%, một vài trường hợp trong số đó có thể do các yếu tố khác. Do đó bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương khi sử dụng thuốc Solarol phải được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng hiện có và cần phải được bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi.

Đã có một số báo cáo về tính trạng hạ magnesi huyết nặng trên bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế bơm proton trong thời gian ít nhất 3 tháng và đa số các trường hợp điều trị trong thời gian khoảng 1 năm. Do đó bệnh nhân sử dụng thuốc Solarol kéo dài cần lưu ý đến các triệu chứng của tình trạng hạ magnesi huyết nặng như mệt mỏi, cơ co cứng, mê sảng, co giật, choáng váng và loạn nhịp thất... Lưu ý những triệu chứng trên vẫn có thể xảy ra âm ỉ và khiến bệnh nhân không chú ý đến.

Ở phần lớn bệnh nhân hạ Magnesi huyết, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện sau khi bổ sung Magie và ngưng dùng các thuốc ức chế bơm proton. Một vấn đề cần lưu ý là nên xét nghiệm nồng độ magnesi trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Solarol và định kỳ trong thời gian điều trị nếu bệnh nhân phải sử dụng thuốc lâu dài hoặc những trường hợp phải dùng thuốc Solarol đồng thời với Digoxin hay những thuốc gây hạ magnesi huyết (ví dụ: thuốc lợi tiểu).

Bệnh nhân suy gan cần giảm liều dùng thuốc Solarol, đặc biệt khi suy gan nặng.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, hiệu quả và mức độ dung nạp hoạt chất Lansoprazole chưa được khảo sát. Do đó, không dùng thuốc Solarol cho trẻ em.

Ở người già: Nên sử dụng thuốc Solarol một cách thận trọng do sự bài tiết acid dịch vị và những chức năng sinh lý khác đã giảm.

Thuốc Solarol thành phần có chứa sucrose, do đó không nên sử dụng nếu bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose-galactose hay tình trạng thiếu hụt enzym sucrose-isomaltase.

Các tác dụng không mong muốn của thuốc Solarol như hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực và ngủ gà có thể xảy ra và có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng. Do đó cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân lái xe hoặc vận hành máy móc.

7. Tương tác thuốc của Solarol

Hoạt chất Lansoprazole có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống cytochrom P450, do đó nên thận trọng khi kết hợp thuốc Solarol với các thuốc như Warfarin, Antipyrine, Indomethacin, Ibuprofen, Phenytoin, Propranolol, Prednisone, Diazepam hoặc Clarithromycin.

Khi dùng đồng thời thuốc Solarol với Theophylin, độ thanh thải của Theophylin có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 10%).

Hoạt chất Lansoprazole có thể kéo dài thời gian thải trừ của Diazepam, Phenytoin và Warfarin, do đó nên thận trọng dùng kết hợp với thuốc Solarol.

Hoạt chất Lansoprazole làm giảm khả năng hấp thu của các hoạt chất có sự hấp thu phụ thuộc vào pH acid dịch vị như Ketoconazol (có thể bao gồm cả Itraconazole). Với Voriconazole, nồng độ trong huyết tương của cả 2 thuốc đều tăng và khuyến cáo nên giảm liều thuốc Solarol.

Các thuốc kháng acid và Sucralfat nên tránh dùng trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc Solarol vì các thuốc này làm giảm sinh khả dụng của hoạt chất lansoprazole.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • rabzak 20
    Công dụng thuốc Rabzak 20

    Thuốc Rabzak 20 được sản xuất tại Ấn Độ, có thành phần chính là Rabeprazole natri 20mg. Thuốc được chỉ định sử dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh loét đường tiêu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Famomed
    Công dụng thuốc Famomed

    Famomed là thuốc có công dụng trong việc điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, điển hình nhất là bệnh loét dạ dày và tá tràng. Vậy thuốc Famomed nên được sử dụng như thế nào với liều lượng ...

    Đọc thêm
  • Esomeptab 20mg
    Công dụng thuốc Esomeptab 20mg

    Thuốc Esomeptab 20mg có thành phần chính là Esomeprazol sử dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng thuốc Esomeptab 20mg qua bài viết dưới đây

    Đọc thêm
  • Santapanto
    Công dụng thuốc Santapanto

    Santapanto có chứa hoạt chất chính là Pantoprazole ( dưới dạng Pantoprazol Natri), bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Santapanto sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • medinpacol
    Công dụng thuốc Medinpacol

    Medinpacol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định điều trị trong các trường hợp viêm loét dạ dày và thực quản. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Medinpacol có công dụng gì trong vài viết dưới đây.

    Đọc thêm