Công dụng thuốc Thalapas

Thuốc Thalapas có thành phần hoạt chất chính là Methyl salicylate và Ethylene Glycol Monosalicylate. Thuốc Thalapas được bào chế dưới dạng miếng dán thấm, phù hợp dán trực tiếp vào da. Quy cách đóng gói là hộp gồm 20 túi, mỗi túi chứa 10 miếng dán.

1. Thuốc Thalapas là thuốc gì?

Thuốc Thalapas là thuốc gì? Thuốc Thalapas có thành phần hoạt chất chính là Methyl salicylate và Ethylene Glycol Monosalicylate. Thuốc được bào chế dưới dạng miếng dán thấm, phù hợp dán trực tiếp vào da. Quy cách đóng gói là hộp gồm 20 túi, mỗi túi chứa 10 miếng dán.

1.1. Tổng quan của hoạt chất Methyl salicylate

Methyl salicylate là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, được sử dụng với công dụng làm thuốc giảm đau, chống viêm.

Đây là sản phẩm rất thông dụng trong các gia đình, hầu như nhà nào cũng có sẵn một vài chai dầu để dự phòng khi đau nhức đầu, nghẹt mũi, muỗi đốt, đau bụng, đầy hơi... Cùng với đó, hiện nay có rất nhiều loại dầu lưu hành trên thị trường với đủ kiểu dáng, màu sắc mà người dân thường gọi là dầu gió xanh, dầu gió nâu, dầu gió đỏ... Đây là sản phẩm không cần kê đơn nên có thể tìm mua một cách dễ dàng. Nhiều người thường xuyên sử dụng dầu gió để hít, thoa, xông hơi, pha nước tắm, uống... đến mức nghiện dầu.

1.2. Tác dụng của hoạt chất Methyl salicylate

Hoạt chất Methyl salicylate có tác dụng gây ra xung huyết da, thường được sử dụng phối hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau.

2. Thuốc Thalapas công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Thalapas công dụng là làm thư giãn cơ và giảm đau; do đó được sử dụng để điều trị: đau mỏi cơ, đau nhức cơ, sưng trặc, viêm khớp, vết bầm.

Người bệnh cần chủ động tuân thủ sử dụng thuốc Thalapas theo đúng chỉ định bao gồm công dụng, chức năng cho đối tượng nào đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Thalapas hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ điều trị bệnh.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Thalapas

3.1. Cách dùng thuốc Thalapas

Thuốc Thalapas dùng qua đường dán ngoài da

3.2. Liều dùng thuốc Thalapas

Thuốc Thalapas được sử dụng đối với những người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Sử dụng bằng cách bóc lớp phim mỏng của miếng dán và dán lên da vùng bị đau. Mỗi miếng dán có tác dụng trong thời gian từ 8 đến 12 giờ đồng hồ và tự bong ra khỏi da

Cần lưu ý: Không dùng quá 2 miếng dán/ngày và không dùng thuốc Thalapas quá 3 ngày.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Thalapas

Trong quá trình sử dụng thuốc Thalapas, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Thalapas nói chung và các thuốc có chứa hoạt chất chính là Methyl salicylate có thể gây ra tình trạng xung huyết da, nên sản phẩm có chứa chất này thường chỉ định sử dụng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp, băng dán giảm đau. Không sử dụng để uống và bôi lên vết thương hở, không sử dụng cho người dị ứng aspirin hoặc salicylate.
  • Hơi dầu gió chứa tinh dầu có tác dụng thông mũi, nhưng nếu chứa thành phần hoạt chất Methyl salicylat hàm lượng cao hoặc hít thường xuyên có thể làm tổn thương màng nhầy cơ quan hô hấp. Những dấu hiệu triệu chứng đầu tiên cảnh báo tình trạng này có thể gặp là cảm giác khô kèm theo rát mũi họng.
  • Trong trường hợp, bạn gặp những tác dụng không mong muốn của thuốc Thalapas thì cần chủ động liên lạc với bác sĩ điều trị để có cách xử lý phù hợp và đúng cách.

5. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Thalapas

5.1. Chống chỉ định của thuốc Thalapas

Chống chỉ định của thuốc Thalapas trong những trường hợp sau đây:

  • Không sử dụng thuốc Thalapas đối với đối tượng là trẻ em dưới 2 tuổi;
  • Không dán miếng thuốc Thalapas lên vùng da bị tổn thương hoặc vết thương hở;
  • Không sử dụng thuốc Thalapas nếu có tiền sử dị ứng với Aspirin hoặc các Salicylate

5.2. Thận trọng khi dùng thuốc Thalapas

Sử dụng thuốc Thalapas thận trọng đối với những người như sau:

5.3. Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc Thalapas đối với thời kỳ mang thai

  • Đối với phụ nữ đang mang thai 6 tháng đầu hoặc đang cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng loại thuốc này.
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối vì thuốc Thalapas có thể gây ra những biến chứng trong quá trình sinh nở.

5.4. Đối với những người lái xe hay làm những công việc cần sự tập trung

Những người lái xe hay làm những công việc cần sự tập trung có thể sử dụng được thuốc Thalapas. Bởi thuốc không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Thalapas, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Thalapas điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

198 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan