Thuốc Exenatide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Exenatide được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy tiết ra insulin khi lượng đường trong máu cao. Exenatide không được sử dụng thay thế insulin để điều trị bệnh tiểu đường loại 1.

1. Thuốc Exenatide chữa bệnh gì?

Đối với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát tốt, không để lượng đường trong máu cao có thể giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng, chẳng hạn như:

Hiện nay, Exenatide là loại thuốc kê đơn được những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu cao, kết hợp với chế độ ăn uống và kế hoạch tập thể dục phù hợp.

2. Cách sử dụng thuốc Exenatide

  • Bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng và bút tiêm do dược sĩ cung cấp trước khi bạn bắt đầu sử dụng Exenatide và mỗi khi nhận thêm thuốc. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp chính xác nếu có thắc mắc.
  • Trước khi sử dụng thuốc Exenatide, bạn có thể dùng mắt thường kiểm tra xem sản phẩm có các hạt cặn hay bị đổi màu không, nếu có thì không được sử dụng. Trước mỗi liều tiêm, cần làm sạch vết tiêm bằng cồn tẩy rửa và nên thay đổi vị trí tiêm để giảm tổn thương dưới da.
  • Tiêm thuốc Exenatide dưới da ở đùi, bụng hoặc trên cánh tay theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường với tần suất 2 lần/ ngày. Nên tiêm trong vòng 60 phút trước bữa ăn sáng và tối; hoặc trước 2 bữa ăn chính bất kỳ trong ngày, cách nhau ít nhất 6 giờ. Không nên sử dụng Exenatide sau bữa ăn vì sẽ không còn tác dụng.
  • Nếu bạn cũng đang sử dụng insulin thì hãy tiêm Exenatide và insulin riêng biệt chứ không được trộn lẫn 2 dung dịch này. Bạn có thể tiêm các loại thuốc này vào cùng một vùng trên cơ thể, nhưng các vị trí tiêm không được gần nhau.
  • Exenatide làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và thuốc trong dạ dày nên một số loại thuốc (ví dụ: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh) có thể không hiệu quả nếu bạn dùng cùng lúc. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên uống thuốc tránh thai hoặc thuốc kháng sinh ít nhất 1 giờ trước khi sử dụng Exenatide. Trong trường hợp bạn phải dùng những loại thuốc này chung với thức ăn thì hãy chọn những bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ khi không dùng Exenatide. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn chi tiết về thời điểm dùng thuốc.
  • Liều lượng tiêm Exenatide sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của mỗi người. Sử dụng thuốc Exenatide thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất. Để không quên liều, hãy sử dụng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Cẩn thận tuân theo kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường, bao gồm uống thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục.
  • Trong quá trình dùng thuốc Exenatide, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo dõi kết quả và chia sẻ với bác sĩ. Đặc biệt, cần cho bác sĩ biết nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên quá cao hoặc quá thấp để có thể điều chỉnh thuốc, lịch trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn.
  • Không dùng chung bút tiêm thuốc Exenatide với người khác, ngay cả khi đã thay đổi kim để tránh bị nhiễm trùng nặng. Tìm hiểu thêm cách bảo quản và loại bỏ vật tư y tế an toàn từ người có chuyên môn.
Exenatide
Không nên sử dụng Exenatide sau bữa ăn vì sẽ không còn tác dụng

3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Exenatide

Trong quá trình cơ thể thích nghi với thuốc Exenatide thì bạn có thể gặp những tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Lo lắng;
  • Đau bụng;
  • Giảm cảm giác thèm ăn;
  • Giảm cân.

Cảm giác buồn nôn thường giảm bớt khi bạn tiếp tục sử dụng Exenatide một thời gian. Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay nếu những triệu chứng không mong muốn kéo dài hoặc diễn tiến ngày càng trầm trọng hơn.

Trước khi kê đơn thuốc Exenatide, bác sĩ đã đánh giá lợi ích điều trị lớn hơn rủi ro gặp tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc Exenatide mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Mặc dù bản thân Exenatide thường không gây hạ đường huyết, nhưng lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra nếu bạn cũng kê các loại thuốc tiểu đường khác. Vì vậy hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả các thuốc tiểu đường bạn đang sử dụng.

Người bệnh nên tạo thói quen mang theo viên nén hoặc gel glucose để cấp cứu khi lượng đường trong máu thấp. Nếu không có thì có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu bằng cách ăn đường, mật ong, kẹo, hoặc uống nước trái cây, soda ngọt.

Nhìn chung, trong quá trình sử dụng thuốc Exenatide, bạn cần báo cho bác sĩ ngay để được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu:

  • Gặp tác dụng phụ nghiêm trọng: Thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt, vàng da, bầm tím, chảy máu;
  • Viêm tụy (hiếm gặp) với các triệu chứng: Buồn nôn, nôn không ngừng, đau dạ dày hoặc đau bụng dữ dội;
  • Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng (rất hiếm): Phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở;
  • Những tác dụng phụ khác của thuốc Exenatide chưa được liệt kê trong danh sách.

4. Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc Exenatide

Trước khi sử dụng thuốc Exenatide, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng dị ứng nào. Nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác có thể đến từ các thành phần bất hoạt chứa trong sản phẩm.

Người bệnh cũng cần khai báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử y tế của mình, đặc biệt là những bệnh:

  • Rối loạn tiêu hóa, có vấn đề ở dạ dày hay ruột;
  • Bệnh thận;
  • Viêm tụy;
  • Sỏi trong túi mật;
  • Giảm tiểu cầu do thuốc Exenatide.

Bạn có thể bị mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt hoặc buồn ngủ do lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Vì vậy không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc các hoạt động tương tự đòi hỏi sự an toàn cho đến khi bạn tỉnh táo và có tầm nhìn rõ ràng.

Nhìn chung, người bệnh nên hạn chế rượu trong khi thuốc Exenatide để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Lượng đường trong máu có thể khó kiểm soát hơn khi cơ thể bạn bị căng thẳng (do sốt, nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật). Trường hợp này bác sĩ có thể thay đổi kế hoạch điều trị, thuốc hoặc xét nghiệm đường huyết.

Trong khi mang thai, thuốc Exenatide chỉ nên được sử dụng nếu sự thật cần thiết. Hơn nữa, mang thai có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Vì vậy thai phụ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu (chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc như insulin).

Chưa biết liệu Exenatide có đi qua sữa mẹ hay không, nhưng thuốc ít khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Phụ nữ đang sử dụng thuốc vẫn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

Exenatide
Liều lượng tiêm Exenatide sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của mỗi người

5. Tương tác giữa Exenatide với các thuốc khác

  • Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của Exenatide hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khiến bạn khó kiểm soát đường huyết hơn.
  • Bạn cần lập danh sách tất cả các loại thuốc (kê đơn/ không kê đơn) và thảo dược đang sử dụng để cho bác sĩ và dược sĩ xem. Nếu không có sự chấp thuận của bác sĩ, không được tự ý bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.
  • Thuốc chẹn beta (như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp) có thể khiến nhịp tim không đập nhanh và mạnh khi bạn có lượng đường trong máu thấp. Do đó, cần thận trong khi kết hợp cùng.

6. Một số lưu ý khác khi dùng Exenatide

6.1. Quá liều và quên liều

  • Nếu đã sử dụng quá liều thuốc Exenatide và có các triệu chứng nghiêm trọng (bất tỉnh hoặc khó thở), hãy gọi ngay số cấp cứu.
  • Nếu bạn quên một liều thuốc Exenatide, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều kế tiếp, bạn có thể bỏ qua liều đã quên. Sử dụng liều thuốc Exenatide tiếp theo vào thời gian và liều lượng như bình thường.

6.2. Bảo quản

Bảo quản bút tiêm mới, chưa sử dụng trong tủ lạnh từ 2-8 độ C. Không đóng băng hay để gần trẻ em và vật nuôi. Sau lần sử dụng đầu tiên, bảo quản ở nhiệt độ phòng bằng hoặc dưới 25 độ C, tránh ánh sáng. Vứt bỏ thuốc đúng cách 30 ngày sau lần sử dụng đầu tiên (ngay cả vẫn còn thuốc trong bút), hoặc khi đã hết hạn, không còn cần dùng. Giữ tất cả các loại thuốc tránh xa.

6.3. Ghi chú

Không chia sẻ thuốc Exenatide với những người khác. Bệnh nhân nên tự tìm hiểu thêm về tiểu đường và vai trò của việc điều trị, bao gồm thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và khám mắt/ chân/ tổng quát thường xuyên. Nên được thực hiện các xét nghiệm chức năng thận, đường huyết, hemoglobin A1c - trước khi bắt đầu điều trị và định kỳ để theo dõi bệnh tiến triển hoặc kiểm tra tác dụng phụ của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan