Xơ gan cổ trướng có lây không?

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị thương tổn nặng nề bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, làm mất chức năng của các tế bào gan. Trong đó, xơ gan cổ trướng là một giai đoạn của tiến trình xơ gan. Vậy bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

1. Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương kéo dài, mô xơ đã thay thế dần dần nhu mô gan khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xơ gan tiến triển nặng có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do gan không lọc được amoniac khiến não bị nhiễm độc. Khi xơ gan mất bù có thể chuyển sang ung thư gan, gây tử vong chỉ trong thời gian rất ngắn.

xơ hóa gan
Xơ gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan được chia làm 4 mức độ, trong đó xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan.

  • Độ 1: gan bắt đầu viêm và hình thành mô xơ sẹo, tổn thương chưa đáng kể và có thể phục hồi.
  • Độ 2: mô xơ sẹo xuất hiện nhiều hơn, tăng áp tĩnh mạch cửa, gan bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn..
  • Độ 3: mô xơ xuất hiện nhiều trong gan, bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau gan, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng...
  • Độ 4: nghiêm trọng nhất do mô xơ đã thay thế hoàn toàn tế bào gan dẫn đến suy gan nặng, biểu hiện là xơ gan cổ trướng, sụt cân, thiếu máu, vàng da nặng...

Xơ gan cổ trướng sẽ khiến bụng của bệnh nhân phình to ra do quá trình tích lũy tụ dịch ở ổ bụng, đại tiện phân đen, da đổi màu vàng, đau dữ dội ở vùng gan hoặc có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Ở giai đoạn này, bệnh nhân xơ gan cổ trướng thường chịu tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

Cổ trướng
Xơ gan cổ trướng sẽ khiến bụng của bệnh nhân phình to ra

3. Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không?

Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu xơ gan cổ trướng có nguyên nhân là do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, tích tụ các chất độc, do bệnh lý tim mạch, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh... thì cho dù đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan cổ trướng thì vẫn không có khả năng lây cho người khác.

Tuy nhiên khi nguyên nhân gây xơ gan là do các sinh vật như virus (viêm gan B...), ký sinh trùng thì đây lại là tác nhân lây nhiễm bệnh cho những người khác. Các con đường lây nhiễm tác nhân gây xơ gan cổ trướng như sau:

  • Lây từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai có tiền sử viêm gan B thì khi sinh con sẽ có nguy cơ khiến thai nhi bị mắc bệnh.
  • Lây qua đường tình dục: virus viêm gan B có thể lây qua con đường tình dục không an toàn, đặc biệt giữa vợ và chồng sẽ có khả năng lây nhiễm cao.
  • Lây qua đường máu: tiêm hoặc sử dụng chung xilanh không an toàn sạch sẽ có thể làm lây lan bệnh xơ gan cổ trướng cho người khác.
  • Lây truyền qua các vết thương: khi bị xây xước hoặc tổn thương ngoài da có tiếp xúc trực tiếp với virus viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Virus viêm gan B có lây truyền từ mẹ sang con không?
Xơ gan cổ trướng có thể lây từ mẹ sang con

4. Xơ gan cổ trướng có trị được không?

Khi bệnh nhân đã bước vào xơ gan giai đoạn 4 hay xơ gan cổ trướng thì lúc này bệnh sẽ không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, tế bào gan đã bị xơ hóa gần hết, không còn chức năng giải độc. Các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng chỉ nhằm mục đích giảm thiểu đau đớn, hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Chọc dò dịch cổ trướng được thực hiện ở giai đoạn sớm tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các biến chứng như vỡ ổ dịch, nhiễm trùng... đe dọa tính mạng.
  • Ghép gan: phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh nhưng chi phí tương đối cao.
  • Điều trị hấp thu dịch bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế hấp thụ nước và nước báng trong bụng, giảm bớt áp lực cho gan, thận, ổ bụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • xơ hóa gan
    Xơ gan mật tiên phát: Chẩn đoán và điều trị

    Xơ gan mật tiên phát là bệnh mạn tính của gan, đặc trưng bởi tình trạng phá hủy tự miễn của ống mật trong gan và tình trạng ứ mật. Chẩn đoán và điều trị xơ gan mật tiên phát ...

    Đọc thêm
  • Maxxoni
    Công dụng thuốc Maxxoni

    Maxxoni chứa các thành phần chính là: Ledipasvir 90mg, Sofosbuvir 400mg. Maxxoni tác động trực tiếp vào các protein không cấu trúc đặc hiệu của virus, qua đó làm gián đoạn sự nhân lên và cản trở quá trình gây ...

    Đọc thêm
  • Divara
    Công dụng thuốc Divara

    Divara có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat hàm lượng 300mg. Thuốc được sử dụng để làm giảm sự nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Divara sẽ giúp người ...

    Đọc thêm
  • Laviz 100
    Công dụng thuốc Laviz 100

    Thuốc Laviz 100 có thành phần chính Lamivudin 100mg, có công dụng trong điều trị viêm gan siêu vi B. Việc sử dụng thuốc Laviz 100 theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh đảm bảo an ...

    Đọc thêm
  • antiheb
    Công dụng thuốc Antiheb

    Thuốc Antiheb thường được dùng theo đơn của bác sĩ, để điều trị cho các tình trạng viêm gan siêu vi B mãn tính, xơ gan, bệnh gan mất bù, ghép gan hơajc nhiễm HIV,... Để dùng thuốc Antiheb hiệu ...

    Đọc thêm