Điều trị và phẫu thuật hẹp môn vị có vết loét sùi như thế nào để tốt và an toàn nhất?

Hỏi

Chào bác sĩ! Chồng em cách đây hơn 1 tháng đi khám và phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng và nhiễm HP. Sau điều trị 3 tuần không đỡ, nay đang nhập viện và khám tổng quát lâm sàng lại, bác sĩ chẩn đoán hẹp môn vị và có vết loét sùi. Bác sĩ cho em hỏi, điều trị và phẫu thuật hẹp môn vị có vết loét sùi như thế nào để tốt và an toàn nhất ạ? Rất mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ!

Thanh Vân (1982)

Trả lời

Chào bạn, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Điều trị và phẫu thuật hẹp môn vị có vết loét sùi như thế nào để tốt và an toàn nhất?” như sau:

Theo mô tả của bạn thì anh nhà đang được chẩn đoán hẹp môn vị. Đây có thể là một biến chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng gây co kéo, biến dạng hẹp lỗ môn vị (nơi tiếp nối giữa dạ dày và tá tràng - đoạn đầu của ruột non), hoặc tổn thương dạng u ở vị trí sát môn vị gây hẹp.

Chẩn đoán hẹp môn vị dựa trên lâm sàng (đau bụng trên rốn, ăn chậm tiêu, nôn ra thức ăn cũ, gầy sút, ... và chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, siêu âm, CT scan bụng, ...) tuy nhiên để biết rõ bản chất tổn thương gây hẹp môn vị thường phải nội soi dạ dày sinh thiết (có thể không thực hiện được nếu hẹp môn vị quá nặng, gây ứ trệ dạ dày nhiều).

Tùy theo tổn thương và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp, đa số các trường hợp phải phẫu thuật: Cắt bán phần dạ dày, nối tắt dạ dày - hỗng tràng, cắt dạ dày kèm vét hạch nếu là tổn thương ác tính. Bạn nên đưa anh nhà đến thăm khám và điều trị ở các cơ sở y tế có chất lượng để đảm bảo bệnh lý được điều trị phù hợp và đầy đủ.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc khám và điều trị hẹp môn vị, bạn có thể đưa chồng đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

199 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng
    Gây mê bệnh nhân có dạ dày đầy

    Gây mê cho bệnh nhân có dạ dày đầy, nguy cơ đáng sợ nhất là người bệnh hít dịch dạ dày trào ngược qua thực quản vào đường thở gây viêm phổi, bệnh cảnh này được gọi là viêm phổi ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Barium sulfate
    Công dụng của thuốc Barium sulfate

    Barium sulfate thuộc nhóm thuốc cản quang được sử dụng trong thăm khám bằng X – quang đường tiêu hóa, theo dõi thời gian vận chuyển qua đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • Trẻ ho nôn trớ
    Hẹp môn vị và nôn trớ ở trẻ sơ sinh

    Hẹp môn vị thường diễn ra ở trẻ sơ sinh, nhưng nguyên nhân của bệnh cũng chưa được các bác sĩ xác định rõ ràng. Một trong những biểu hiện của trẻ khi gặp triệu chứng này là nôn trớ, ...

    Đọc thêm
  • trào ngược dạ dày thực quản trẻ em
    Vì sao trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản?

    Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, chức năng cơ thắt thực quản dưới chưa trưởng thành được biểu hiện bằng việc giãn thực quản dưới thoáng qua thường xuyên, dẫn đến xuất hiện dòng chảy ...

    Đọc thêm
  • Lialda
    Tác dụng của thuốc Lialda

    Thuốc Lialda công dụng trong điều trị các trường hợp viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, ngăn ngừa các triệu chứng của viêm loét đại tràng tái phát... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Lialda qua ...

    Đọc thêm