Vì sao trầm cảm, căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ gây vỡ tim?

Trầm cảm và căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, vỡ tim. Vì vậy, kiểm soát căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân.

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm (tên tiếng Anh: Depression) là một dạng bệnh lý đặc trưng bởi sự rối loạn tâm lý. Ước tính có khoảng 3 - 5% có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ nguy cơ một người mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này hay gặp ở người có hôn nhân không hạnh phúc, thất nghiệp,...

Trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi của người bệnh. Bệnh nhân thường có tâm trạng chán nản, buồn bã, mất ngủ, giảm hứng thú,... kéo dài dai dẳng. Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm còn liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe khác, tiêu biểu là bệnh tim mạch.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh bị mất ngủ thường xuyên
Trầm cảm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2. Trầm cảm, căng thẳng kéo dài có thể tăng nguy cơ vỡ tim

Trầm cảm là bệnh lý làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gây vỡ tim. Vỡ tim là khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim, gây hoại tử thành cơ tim, vỡ thành cơ tim tại những điểm cơ tim bị suy yếu do hoại tử. Vỡ tim gây chảy máu, sốc timsuy tim nặng với tỷ lệ tử vong lên tới 50 - 60%.

Theo các bác sĩ, những yếu tố bên ngoài như sang chấn tâm lý trong cuộc sống, stress do áp lực cuộc sống, công việc,... gây những ảnh hưởng rất lớn tới tim mạch. Tình trạng trầm cảm, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Áp lực tâm lý có thể gây trầm cảm, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí vỡ tim vì căng thẳng,... Như vậy, nguy cơ trầm cảm gây vỡ tim hoàn toàn có thể xảy ra.

Các chuyên gia về tim mạch đánh giá căng thẳng kéo dài là tác nhân gây nên các cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim. Hệ lụy là nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới vỡ tim. Đồng thời, trầm cảm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần ở bệnh nhân tim mạch so với nhóm người mắc bệnh tim không bị trầm cảm.

Ngủ ngáy kèm đau thắt ngực vào ban đêm là triệu chứng của OSA
Căng thẳng có thể là tác nhân gây nên các cơn đau ngực

3. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai biến tim mạch do trầm cảm

Khi bị bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm, bên cạnh việc thực hiện đúng theo các phương pháp điều trị, người bệnh còn cần cố gắng duy trì một chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể:

  • Không tự cô lập bản thân, nên thường xuyên giao tiếp và hòa nhập với mọi người xung quanh;
  • Học cách thư giãn tâm lý, kiểm soát căng thẳng;
  • Tăng cường vận động thể chất và tích cực luyện tập thể dục thể thao. Vận động giúp não bộ tăng tiết các hormone chống trầm cảm hữu hiệu như Endorphins, Serotonin,...;
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa để tránh suy nhược cơ thể và làm tăng tình trạng mệt mỏi;
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc;
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia;
  • Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe cần đi khám ngay.
Bạn nên ngủ đúng và đủ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh
Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trầm cảm là bệnh lý gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nói chung, bệnh tim mạch nói riêng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ vỡ tim. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu trầm cảm hoặc biểu hiện của bệnh tim mạch, người bệnh nên ngay lập tức đi thăm khám, điều trị đầy đủ và theo dõi liên tục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan