Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng điển hình là sốt, nổi bọng nước ở tay - chân, vết loét trong khoang miệng, độ tuổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Nguy cơ lây bệnh mạnh nhất là trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh, tuy nhiên thời gian ủ bệnh tay chân miệng có thể kéo dài vài tuần do virus khu trú trong phân.

1. Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người khi trẻ nuốt phải virus gây bệnh. Virus tay chân miệng có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua phân, nước bọt và mụn nước. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh chính do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và chưa có ý thức vệ sinh.

Thời điểm từ tháng 9 - 12 và tháng 3 - 5 là thời điểm bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao. Các biểu hiện của bệnh bao gồm:

  • Trẻ bỏ ăn, chảy nước miếng, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối, có vết loét trong miệng. Các vết bóng nước của bệnh tay chân miệng thường bị nhầm với thủy đậu hoặc viêm da, tuy nhiên mụn nước do tay chân miệng không gây ngứa, không đau. Khi khô lại không loét và để lại sẹo.
  • Các triệu chứng tay chân miệng giai đoạn nặng bao gồm: Trẻ sốt cao hơn 39 độ C, nôn mửa, không đáp ứng thuốc hạ sốt, đau đầu, bị giật mình khi ngủ, đi không vững, chi yếu, thở mệt... Khi có những dấu hiệu này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ hồi phục sau 7 - 10 ngày. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, ăn uống đồ dễ tiêu và hợp vệ sinh, cho trẻ nghỉ học để tránh lây truyền bệnh, không chọc vỡ các bọng nước sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Sốt xuất huyết
Sốt cao hơn 39 độ C là một triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

2. Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng từ 3 - 7 ngày, đây là thời gian các triệu chứng chưa điển hình, người bệnh chưa phát hiện mình bị tay chân miệng và có thể lây truyền virus tay chân miệng sang cộng đồng.

Virus lây bệnh có thể lây truyền qua dịch tiết mũi họng, qua phân, nước bọt hoặc chất dịch từ các bọc nước. Nguy cơ lây truyền bệnh mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (dù người bệnh đã khỏi) do virus còn khu trú trong phân.

Sau khi bị tay chân miệng, hầu hết trẻ đều hồi phục hồi hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên bên cạnh virus coxsackievirus A16, bệnh tay chân miệng cũng có thể bắt nguồn từ các virus khác như virus nhóm Enterovirus bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) rất nguy hiểm. Mỗi lần bệnh cơ thể sẽ tạo kháng thể với loại virus mắc bệnh. Do đó trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng trở lại nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus.

Tay chân miệng
Nguy cơ lây truyền bệnh mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng?

Hiện nay chưa có vắc xin phòng tay chân miệng. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và can thiệp y tế kịp thời khi có triệu chứng bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng bao gồm:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt các thời điểm sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các bọng nước, trước khi nấu ăn và cho trẻ ăn, trước và sau khi thay tã...
  • Tẩy trùng đồ chơi, bề mặt và vật dụng nhiễm khuẩn bằng xà phòng và chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị nhiễm bệnh. Cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa virus lây truyền, không đến nơi đông người cho đến khi trẻ khỏe hẳn.
  • Vắt tã và khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác đậy kín. Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh nhà, nhà trẻ và môi trường sống cho trẻ.

Các bậc cha mẹ cần có kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp.. Khi trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm (viêm màng não, phù phổi).

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đâyđể được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan