Cách tận hưởng cuộc sống với em bé sinh non của bạn

Theo thống kê, có khoảng 8% trẻ sinh non tháng mỗi năm, hầu hết trẻ sinh non được sinh ra từ 32 đến 36 tuần tuổi thai, chúng sẽ phải trải qua một vài ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh trước khi được trở về nhà cùng bố mẹ.

Sau khi trẻ sinh non trải qua quá trình chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện và được đưa về nhà, đã đến lúc các bậc cha mẹ tận hưởng cuộc sống khi có thêm một thành viên mới trong gia đình. Trẻ sinh non sẽ có nhiều điều thật tuyệt vời, thú vị và hấp dẫn. Hãy hỏi bất kỳ một người lần đầu làm cha, họ sẽ cho bạn biết họ yêu con mình như thế nào, họ có thể dành hàng giờ chỉ để quan sát bé, nắm tay, hôn lên đôi chân nhỏ xíu hoặc hít hà mùi tóc mới gội của con. Họ sẽ dành hầu như toàn bộ thời gian chỉ để bế, chơi cùng và vuốt ve bé. Họ cũng sẽ tìm hiểu những thứ bé thích hoặc những điều bé không thích và những tính cách của bé.

Cha mẹ của những trẻ sinh non tháng thường bị những sự chăm sóc đặc biệt như sử dụng thuốc, các trang thiết bị y tế khác cuốn thay vì thực sự tận hưởng quãng thời gian vui vẻ cùng em bé của mình. Họ có thể đã quên mất nhu cầu tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ liên lạc với các gia đình khác cũng có trẻ sinh non mà bạn đã gặp trong bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến từ những ông bố bà mẹ có trẻ sinh non khác mà bạn biết, họ sẽ cho bạn những lời khuyên vô cùng hữu ích trong việc chăm sóc trẻ sinh non.

Khi đã gỡ bỏ được áp lực chăm sóc y tế cho trẻ sinh non, các ông bố bà mẹ sẽ cảm thấy thích thú với từng mốc phát triển đầu tiên mà bé đạt được: Nụ cười đầu tiên, bé bắt đầu lăn qua lăn lại, biết bò, biết đi chập chững... và hơn thế nữa. Bé sẽ khiến cha mẹ ngạc nhiên mỗi ngày và sẽ nhắc nhở họ về tất cả tình yêu dành cho bé mà họ có trong tim.

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ của những trẻ sinh non tháng thường bị những sự chăm sóc đặc biệt như sử dụng thuốc, các trang thiết bị y tế khác cuốn thay vì thực sự tận hưởng quãng thời gian vui vẻ cùng em bé của mình

Khi trẻ sinh non sắp được xuất viện và trở về nhà, đó cũng chính là khoảnh khắc mà các bậc cha mẹ chờ đợi nhất, nhưng đi kèm với đó cũng là vô số lo lắng về đứa con bé bỏng của mình. Sau quá nhiều những dự đoán, họ có thể lo lắng và thực sự không chắc chắn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là đối với những bé sinh non như thế này. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có con sinh non sẽ không cảm thấy đơn độc bởi họ nên biết hàng năm cũng có khoảng 8% các bậc cha mẹ rơi vào hoàn cảnh này. Việc chăm sóc trẻ sinh non thực sự không quá khó khăn như họ nghĩ và hãy yên tâm rằng khi lớn lên, bé cũng sẽ phát triển một cách bình thường như bao đứa trẻ khác.

Cho trẻ bú, phòng ngừa bệnh tật, giữ bé an toàn và chăm sóc trẻ sinh non nói chung đều có một chút khác biệt so với trẻ sinh đủ tháng. Ngay cả trong trường hợp trẻ sinh non là con thứ, các bậc cha mẹ vẫn có thể cảm thấy lo lắng về cách chăm sóc của mình. Trẻ sinh non khác nhiều so với trẻ sinh đủ tháng và có những nhu cầu rất khác nhau. Dưới đây là một số điều ba mẹ trẻ cần lưu ý để có thể chăm sóc trẻ sinh non đúng cách:

  • Cho trẻ sinh non ăn: Ngay cả sau khi đã được chăm sóc đặc biệt và được xuất viện, trẻ sinh non vẫn có thể gặp khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng như năng lượng để có thể phát triển bình thường và tăng cân đều đặn. Trẻ sinh non cần tăng cân nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng để có thể bắt kịp đà tăng trưởng nhưng trẻ lại không đủ khỏe để tự bú sữa mẹ hoặc bú bình tốt. Các bậc cha mẹ cũng có thể thắc mắc trẻ sinh non nên ăn bao nhiêu và tần suất ăn như thế nào hoặc cách khiến trẻ buồn ngủ để có thể bú tốt hơn.
  • Giữ cho trẻ sinh non khỏe mạnh: Chính vì sinh thiếu tháng nên các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn toàn hoàn thiện để bắt đầu một cuộc sống mới, bên cạnh đó hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường do đó trẻ sinh non thường dễ bị ốm hơn trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm cả bệnh phổi mạn tính, khiến chúng có khả năng nhiễm trùng đường hô hấp. Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ khó chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề về đường ruột khác qua đó càng khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tuân theo một số quy tắc đơn giản hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật ở trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non nói riêng.
Cơn ngừng thở ở trẻ sinh non
Do sinh thiếu tháng nên cơ quan trẻ chưa hoàn toàn hoàn thiện để bắt đầu một cuộc sống mới
  • Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là một bi kịch khủng khiếp đối với tất cả các gia đình có trẻ sơ sinh. Thật không may, trẻ sinh non có nguy cơ tử vong do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nhưng trong hầu hết các trường hợp, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách tuân theo các phương pháp ngủ an toàn được khuyến nghị.

Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng, các bậc cha mẹ cần luôn luôn giữ trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa, ngoài ra bất kỳ khi nào có điều kiện cũng nên kiểm tra nhịp thở của trẻ hoặc kiểm tra những bất thường về màu sắc da, niêm mạc của bé.

  • Giữ trẻ an toàn trong xe ô tô: Trẻ sinh non thường rất nhỏ và nhẹ cân khi xuất viện do đó bé có thể không ngồi vừa tất cả các loại ghế ô tô. Không chỉ khó định vị trẻ sơ sinh trên ghế mà tư thế ngồi bán thẳng đứng có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc giữ đường hô hấp thông thoáng. Do đó các bậc cha mẹ cần chú ý vị trí ngồi của trẻ trên xe và luôn đảm bảo bé ở vị trí an toàn nhất có thể.
  • Tắm cho trẻ sơ sinh: Mặc dù tắm cho bé có vẻ là một trong những công việc đơn giản nhất đối với nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên đối với trẻ sinh non, tắm mà đặc biệt là tắm lần đầu tiên có nhiều sự khác biệt. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu thêm về các nguyên tắc cũng như các bước thực hiện tắm cho trẻ cũng như cách giữ ấm cho bé trong thời gian tắm.

Những đứa trẻ mới sinh có thể mang đến những cảm xúc tuyệt vời cho những bậc làm cha, mẹ và trẻ sinh non cũng vậy. Mặc dù trẻ sinh non thường nhỏ, yếu và cần sự chăm sóc đặc biệt, thậm chí cần sử dụng cả các thiết bị y tế hỗ trợ tuy nhiên không nên vì những điều đó mà quên đi việc kết nối tình cảm giữa cha mẹ và bé. Đừng quá lo lắng bởi hầu hết trẻ sinh non rồi cũng bắt kịp đà phát triển và có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Trẻ sinh non rất dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh
Mặc dù trẻ sinh non thường nhỏ, yếu và cần sự chăm sóc đặc biệt, thậm chí cần sử dụng cả các thiết bị y tế hỗ trợ tuy nhiên không nên vì những điều đó mà quên đi việc kết nối tình cảm giữa cha mẹ và bé

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

246 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan