Giúp trẻ có thể hiểu và diễn tả bằng ngôn ngữ

Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hiện nay khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ. Có thể do một bệnh lý gây khó khăn trong phát âm đúng các từ hoặc có thể do bị rối loạn trong quá trình xử lý ngôn ngữ. Vì vậy, có thể áp dụng kỹ thuật để giúp trẻ có thể hiểu và diễn tả bằng ngôn ngữ.

1. Định nghĩ của trẻ hiểu và có thể diễn đạt ngôn ngữ là gì?

Hiểu ngôn ngữ là trẻ hiểu những điều người khác nói hoặc hành động. Hiểu ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ có lời hoặc không lời. Hiểu ngôn ngữ luôn đi trước diễn đạt ngôn ngữ.

Diễn đạt ngôn ngữ là cách trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh. Diễn đạt ngôn ngữ có thể bằng điệu bộ, tranh ảnh hoặc thể hiện từ vựng, ngữ pháp, độ dài câu nói, cách trẻ dùng ngôn ngữ.

Vì vậy, kỹ thuật dạy trẻ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ là việc áp dụng các hoạt động dạy theo từng cấp độ để từ đó đánh giá sự phát triển của trẻ.

Tình trạng trẻ chậm nói hiện nay khá phổ biến
Tình trạng trẻ chậm nói hiện nay khá phổ biến

2. Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm nói cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ

Có bệnh lý về miệng:

Trẻ bị hở hàm ếch, lưỡi ngắn làm hạn chế cử động của đầu lưỡi, ảnh hưởng tới khả năng phát âm, khó nghe hơn bình thường. trẻ bị hở hàm ếch có thể phát hiện ngay sau sinh, lưỡi ngắn cũng có thể phát hiện trước khi trẻ bắt đầu tập nói.

Bệnh lý liên quan tới thần kinh như bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não cũng có thể ảnh hưởng tới các cơ cần thiết để nói.

Mắc bệnh lý về vận động miệng, rối loạn xử lý âm thanh:

Trẻ gặp rắc rối tại các vùng não chịu liên quan tới nói, ví dụ như trẻ bị bệnh loạn vận ngôn (mất sự phối hợp động tác trong việc nói).

Khi bị rối loạn vận ngôn, trẻ không thể tự kiểm soát được các cơ và phần cơ thể dùng để nói.

Rối loạn xử lý âm thanh là tình trạng trẻ không có khả năng hiểu âm thanh của lời nói. Trẻ thuộc nhóm này có thể điều trị bằng âm ngữ trị liệu.

Trẻ bị chậm phát triển nói chung:

Chậm nói cũng có thể là 1 trong những biểu hiện khi trẻ bị chậm phát triển. Sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ không theo kịp độ tuổi.

Trẻ bị tự kỷ, bệnh khó học:

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ thường là các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ.

Trẻ có bệnh lý về thính giác:

Thính lực trẻ có vấn đề khiến trẻ khó nghe những âm thanh từ bên ngoài, đồng thời khó khăn trong cả giọng nói của mình. Vì vậy khả năng tiếp thu, học hỏi ngôn ngữ thường thấp

Bị nhiễm trùng tai do viêm tai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ chậm nói

Môi trường sống trẻ không được quan tâm và không được nghe những người khác nói sẽ không thể học nói.

Trẻ bị hở hàm ếch là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ
Hở hàm ếch là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ

3. Thực hiện kỹ thuật giúp trẻ có thể hiểu và diễn tả bằng ngôn ngữ khi nào?

  • Khi trẻ nói khó do tổn thương não.
  • Trẻ bị nói ngọng, nói lắp.
  • Trẻ bị chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ bị tự kỷ, trẻ khiếm thính.

4. Tiến hành kỹ thuật giúp trẻ có thể hiểu và diễn tả bằng ngôn ngữ

Thời gian tập luyện: Mỗi lần từ 20-30 phút

Tiến hành:

  • Bước 1: Đánh giá kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ theo mẫu.
  • Bước 2: Tiến hành can thiệp cho trẻ.

Chọn mục tiêu cho từng đợt điều trị: chọn 2 kỹ năng trẻ thỉnh thoảng làm được và 1 kỹ năng trẻ chưa thực hiện được trong phiếu lượng giá.

Nếu hoàn thành 3 kỹ năng đó, sẽ tiếp tục chọn các kỹ năng tiếp theo.

4.1 Huấn luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ

Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:

  • Trẻ phải hiểu được các âm thanh, dùng từ và câu để diễn đạt trước khi nói.
  • Cha mẹ, người thân cần nói chuyện nhiều với trẻ, dùng những ngôn ngữ đơn giản, dễ nói, dễ hiểu và nói chậm, to.
  • Có thể kết hợp với khẩu hình, cử chỉ để giúp trẻ hiểu.
  • Chỉ sử dụng 1 hoặc vài đồ vật, tranh ảnh để trẻ dễ tiếp thu

4.2 Huấn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ

Diễn đạt qua dấu hiệu,bức tranh ảnh, biểu tượng nhiều màu sắc để trẻ hứng thú. Diễn đạt bằng lời nói.

Theo dõi quá trình, sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.

Trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý, để điều trị hiệu quả, việc tìm ra nguyên nhân chính xác rất quan trọng. Chậm nói nếu kéo dài không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ thậm chí gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy, ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu chậm nói ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc tâm lý khám ngay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan