Khi nào nên dùng thuốc ho trẻ em?

Nhiều loại thuốc ho trẻ em và cảm lạnh không cần kê đơn phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, các loại thuốc ho cho bé không được dùng cho trẻ em dưới hai tuổi. Trong khi đó, còn có một các sản phẩm trị cảm lạnh và thuốc ho quy định rằng không nên dùng cho trẻ em dưới bốn tuổi. Vậy khi nào nên dùng thuốc ho trẻ em?

1. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể uống thuốc cảm hoặc thuốc ho trẻ em không?

Hầu hết các tổ chức dược khoa đều thống nhất rằng không nên dùng thuốc cảm không kê đơn hay thuốc ho trẻ em cho trẻ dưới 2 tuổi, bao gồm:

Thậm chí, còn có một số loại thuốc cảm và thuốc ho phổ biến mà người lớn thường dùng cũng không được áp dụng cho trẻ em dưới 15 tuổi, ví dụ như các thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi nhằm giúp giảm chảy nước mũi sau và giảm ho.

2. Những nguy hiểm có thể gặp phải khi tùy ý sử dụng thuốc ho trẻ em?

Vì trẻ bị ho có nguyên nhân có thể liên quan đến nhiều tình huống, nên việc xem xét các nguyên nhân có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ rất hữu ích trong hướng khắc phục và điều trị. Theo đó, nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị ho là do bị cảm lạnh thông thường (nhiễm trùng đường hô hấp trên). Các nguyên nhân khác gây ho ở trẻ em bao gồm dị ứng mũi, thở khò khè, trào ngược axit dạ dày và hóc dị vật.

Như vậy, việc tùy ý sử dụng thuốc ho trẻ em mà không rõ nguyên nhân có thể không giúp tình trạng thuyên giảm mà còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cụ thể là khi dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ em vì có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng có thể gây phù não và gan. Mặt khác, acetaminophen cũng có thể gây độc cho gan nếu dùng quá nhiều cùng một lúc hoặc trong vài ngày liên tục. Liều lượng chính xác khi dùng thuốc cho trẻ luôn được ghi rõ ràng trên bao bì và điều quan trọng là không được vượt quá lượng khuyến cáo. Khi nghi ngờ, hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ. Hơn nữa, điều quan trọng cần nhớ là lượng thuốc cần thiết dựa trên cân nặng của trẻ mà không dựa trên tuổi.

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc ho cho bé có chứa thành phần là thuốc kháng histamine như chlorpheniramine, brompheniramine và diphenhydramine, có thể gây buồn ngủ nhưng đôi khi cũng có thể khiến trẻ dễ bị kích động và ảo giác.

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc ho
Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc ho

3. Cách sử dụng thuốc ho trẻ em một cách an toàn

Khi thấy trẻ bị ho, cảm lạnh, đừng bao giờ yêu cầu bác sĩ cho trẻ thuốc kháng sinh. Những loại thuốc đó điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải nhiễm vi rút như cảm lạnh. Vì vậy, dùng kháng sinh sẽ không giúp ích gì nhưng sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị các tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy và buồn nôn. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh góp phần vào sự phát triển của "siêu vi khuẩn", tăng đề kháng kháng sinh.

Ngoài ra, với tất cả các loại thuốc cảm và sốt khác, hãy thực hiện những lưu ý sau khi cho trẻ dùng:

  • Đối với cơn sốt của trẻ, hãy bắt đầu với acetaminophen và nên tránh hoàn toàn aspirin cho trẻ sơ sinh và sử dụng nó một cách thận trọng cho những trẻ khác, vì có thể gây ra một chứng rối loạn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
  • Sử dụng thuốc xịt chỉ khi cần thiết. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, thuốc xịt mũi bao gồm oxymetazoline đôi khi có thể hữu ích. Nhưng thuốc này chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn — tối đa là ba ngày. Việc sử dụng kéo dài thực sự có thể khiến tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ nhỏ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Kiểm tra giới hạn độ tuổi. Xem xét kỹ bao bì để đảm bảo trẻ đủ lớn để dùng thuốc.
  • Kiểm tra tất cả các thành phần, đảm bảo rằng các loại thuốc dùng cho trẻ không bị chồng chéo. Nếu đang cho trẻ uống acetaminophen để hạ sốt và dùng thuốc trị ho và cảm đồng thời cũng có thể cùng chứa acetaminophen. Lúc này, cha mẹ có thể vô tình cho con mình một liều lượng gấp đôi.
  • Đối với thuốc ho trẻ em được bào chế dưới dạng chất lỏng, luôn sử dụng dụng cụ định lượng đi kèm với sản phẩm.
  • Giữ tất cả các loại thuốc ở trên cao và khuất tầm nhìn, tầm với của trẻ.

4. Các biện pháp điều trị ho tại nhà cho trẻ không dùng thuốc

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Điều đó giúp đường thở của trẻ ẩm ướt, giúp làm loãng chất nhầy để không bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực gây kích ứng ho. Đồ uống và súp ấm — bao gồm súp gà — cũng có thể giúp giảm đau, làm dịu sự tắc nghẽn và làm dịu cổ họng bị kích thích.

Cho trẻ uống mật ong: Giá trị mật ong để giảm ho đã cho thấy là tốt hơn thuốc ho dextromethorphan và diphenhydramine. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, một nửa thìa cà phê mật ong mỗi sáng có thể giúp phòng ngừa con ho cho trẻ trong cả ngày. Tuy nhiên, không bao giờ cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống mật ong, tuy hiếm gặp nhưng thành phần này có thể dẫn đến ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, có thể gây tê liệt.

Dùng viên kẹo ngậm họng: Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, ngậm viên kẹo ngậm ho trong họng có thể làm giảm cơn ho và giảm đau họng. Cách này không thích hợp cho trẻ quá nhỏ vì chúng có thể nuốt phải và mắc nghẹn.

Sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương làm mát: Thiết bị này có thể làm dịu hơi thở và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là khi ở trong phòng điều hòa liên tục. Nên vệ sinh máy tạo ẩm hàng ngày khi sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Để giảm nghẹt mũi và gây ho ở trẻ sơ sinh, hãy nhỏ hai đến ba giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi và sử dụng ống tiêm bóng đèn để hút dịch rỉ ra. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý xịt mũi và dạy trẻ súc miệng hàng ngày

thuốc ho cho bé
Bạn có thể dùng mật ong như một vị thuốc ho cho bé

5. Khi nào trẻ bị ho cần phải đi khám?

Hầu hết các cơn ho của trẻ em đều tự khỏi với những cách tại nhà như trên mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy vậy, có những trường hợp cha mẹ phải đề cao cảnh giác hơn và đưa trẻ đi khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu như sau:

  • Ho dai dẳng: Trẻ bị ho kéo dài hơn 3 tuần nên đi khám bác sĩ nhi khoa.
  • Khó thở: Nếu trẻ thở gấp hoặc dùng bụng để thở, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
  • Tiếng ho bất thường: Âm thanh đặc trưng này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
  • Thở khò khè: Thở khò khè đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ và thường gây tắc nghẽn.
  • Tình trạng khó chịu nghiêm trọng: Trẻ không tương tác với cha mẹ hoặc lờ đờ và không thèm ăn uống gì.

Tóm lại, khi trẻ bị ho và cảm lạnh, trẻ thường khó chịu và phòng ngừa là liều thuốc tốt nhất. Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều, ăn nhiều trái cây và rau quả để tăng cường hệ miễn dịch và thực hành tốt vệ sinh rửa tay. Khi cần sử dụng thuốc, cần đảm bảo tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc ho trẻ em. Đồng thời, cha mẹ cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của trẻ kéo dài hơn một tuần hoặc sốt kéo dài hơn hai ngày hay có các triệu chứng nghi ngờ nào khác để trẻ được điều trị đúng cách kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov, webmd.com, cedars-sinai.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

905 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan