Những thực phẩm trẻ sơ sinh cần tránh

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh khác biệt rất nhiều so với người lớn. Bởi vì, cơ thể của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm trẻ ăn bổ sung thì việc lựa chọn thực phẩm có vai trò quan trọng. Vậy khi trẻ ăn dặm kiêng gì? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về một số loại thực phẩm tránh sử dụng cho trẻ sơ sinh.

1. Thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh

Nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh không cần nhiều calo, nhưng chúng cần nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số thực phẩm thường được cung cấp cho trẻ sơ sinh có nhiều calo, đường hoặc muối và ít chất dinh dưỡng. Những thực phẩm này về cơ bản là đồ ăn vặt.

Vì trẻ còn quá nhỏ nên chúng rất dễ nạp vào lượng calo rỗng trong đồ ăn vặt. Khi đó, dạ dày của trẻ sẽ không còn chỗ cho những thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng. Tiến sĩ Christine Gerbstadt, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết, sự thiếu hụt của những chất dinh dưỡng này thậm chí có thể cản trở sự phát triển.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải biết loại thực phẩm nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh và loại nào cần tránh, bao gồm cả đồ ăn vặt và các nguy cơ gây nghẹt thở tiềm ẩn. Vậy, trẻ sơ sinh không nên ăn gì?. Dưới đây là danh sách về những lựa chọn thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh.

Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt là thực phẩm xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

2. Xúc xích và các thực phẩm nguy hiểm khác

Thức ăn cứng, dính, trơn, dai và tròn đều không an toàn cho trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị hóc khi ăn những loại thức ăn này. Vì vậy, ba mẹ đừng cho bé ăn xúc xích, miếng thịt lớn hoặc pho mát, nho nguyên hạt, bỏng ngô, rau sống thái sợi, và các loại hạt và hạt nguyên chất.

Và khi ba mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn cầm tay, hãy nhớ cắt thức ăn thành những miếng không lớn hơn 1cm.

3. Nước ngọt

Một số trẻ sơ sinh được ba mẹ cho uống nước ngọt hàng ngày ngay từ khi 9 tháng tuổi, theo kết quả của một cuộc khảo sát về thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đã được thực hiện. Hay có một cuộc khảo sát tương tự cho thấy vào 24 tháng, có hơn 10% trẻ mới biết đi uống soda mỗi ngày.

Cho dù là loại thông thường hay chế độ ăn kiêng, soda hoàn toàn không cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và việc ăn uống những loại nước này có nghĩa là trẻ ăn và uống ít hơn những thực phẩm bổ dưỡng mà cơ thể chúng thực sự cần bổ sung. Soda thông thường cũng chứa nhiều đường, có thể gây sâu răng.

nước ngọt
Nước ngọt chứa nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe

4. Khoai tây chiên

Một nghiên cứu lớn khác được thực hiện cho thấy khoảng 14% trẻ 9 tháng tuổi ăn khoai tây chiên ít nhất một lần một tuần. Con số này tăng lên hơn 40% khi trẻ 12 tháng tuổi. Điều này khiến cho khoai tây chiên trở thành một trong những loại rau được trẻ mới biết đi tiêu thụ hàng đầu và đồng thời nó cũng đánh dấu sự bắt đầu của một thói quen không lành mạnh trong chế độ ăn của trẻ.

Bạn nên hạn chế tối đa thức ăn nhanh này vì chúng chứa nhiều chất béo, đường, muối và calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng lành mạnh. Nếu bạn cần sử dụng những loại thực phẩm này khi đang di chuyển, hãy tìm các lựa chọn thực phẩm thân thiện với trẻ nhỏ. Nhiều chuỗi cửa hàng hiện cung cấp các lựa chọn lành mạnh hơn, bao gồm sữa chua và nước sốt táo.

5. Thực phẩm chế biến

Mọi người định nghĩa 'chế biến' theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nói chung, thực phẩm càng được biến đổi từ những gì ban đầu được đánh bắt, nuôi hoặc trồng và danh sách các thành phần càng dài thì càng được chế biến nhiều hơn.

Kate Geagan, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của Go Green, Get Lean, cho biết: “Thực phẩm càng chế biến, giá trị dinh dưỡng càng có xu hướng giảm xuống và hàm lượng đường, muối và chất béo tăng lên”.

Bữa ăn dành riêng cho trẻ sơ sinh có thể lành mạnh và phù hợp. Thức ăn cho trẻ sơ sinh tốt nhất được chế biến sẵn có ít thành phần và không thêm muối, đường, hoặc tinh bột thực phẩm biến tính.

Những đồ ăn sẵn dành cho trẻ lớn và người lớn chắc chắn không tốt cho trẻ sơ sinh. “Chúng thường chứa quá nhiều natri”, chuyên gia dinh dưỡng Eileen Behan, tác giả cuốn Kinh thánh về thức ăn cho trẻ em, cho biết.

Ví dụ, thay vì cho bé ăn bổ sung với món mì ống đóng hộp, tốt hơn bạn nên luộc một ít mì và rắc một ít phô mai lên trên. Và thay vì sử dụng các loại thịt nguội, thường chứa nhiều natri và có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bạn hãy cắt nhỏ thịt gà nướng hoặc bánh hamburger.

thực phẩm đóng hộp
Trẻ không nên ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp

6. Món tráng miệng gelatin

Hầu hết các loại thực phẩm này đều có đường, màu nhân tạo và hương vị nhân tạo với một lượng nhỏ gelatin để làm cho món tráng miệng gelatin trở nên lung linh. Gelatin tự chế được làm từ nước trái cây và đường. Cho nên, có thể loại bỏ các chất phụ gia nhân tạo, nhưng về cơ bản nó vẫn chỉ là nước trái cây và chất làm ngọt.

Đúng là gelatin rất dễ nuốt, nhưng gợi ý của Gerbstadt cho rằng món tráng miệng tốt cho sức khỏe và thân thiện với trẻ nhỏ đó là: một quả táo nướng, nghiền với rắc quế. Cô ấy nói: “Nó ngọt tự nhiên và có nhiều chất xơ, vitamin, và một kết cấu ngon, mịn.

7. Nước trái cây và đồ uống trái cây

Chắc chắn, những đồ uống này có chứa trái cây, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tốt cho sức khỏe. Chất xơ trong trái cây tươi bị mất đi phần lớn trong quá trình ép và những gì còn lại là rất nhiều đường. Nước trái cây cũng có thể gây tiêu chảy ở một số trẻ sơ sinh.

Bác sĩ nhi khoa Ari Brown, đồng tác giả của Baby 411: Những câu trả lời rõ ràng và lời khuyên thông minh cho việc lựa chọn thực phẩm ở những năm đầu tiên của con bạn cho biết: “Nước trái cây về cơ bản là lãng phí calo. Dùng nước trái cây để làm ngọt thức ăn của trẻ cũng không phải là một ý kiến ​​hay. Bởi vì, đường trong nước trái cây có thể khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.”

Và ba mẹ cũng đừng để bị lừa bởi những tuyên bố của các nhà quảng cáo rằng nước trái cây cung cấp cho trẻ sơ sinh lượng vitamin C. Bác sĩ Brown cho rằng "Trẻ sơ sinh được cho là đối tượng có thể dễ dàng nhận được hàm lượng vitamin C từ một khẩu phần nhỏ trái cây"

Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân, chẩn đoán
Đồ uống trái cây có thể gây tiêu chảy ở trẻ

Nước trái cây không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ nhỏ hơn 6 tháng chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 6 đến 12 tháng, trẻ có thể uống một lượng nhỏ nước, nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn phải là thức uống chính của trẻ.

Sau sinh nhật đầu tiên của con bạn, sữa bò là thức uống được khuyên dùng (mặc dù trẻ mới biết đi của bạn có thể tiếp tục bú mẹ miễn là cả hai đều thích). Bây giờ bạn cũng có thể cho phép một khẩu phần nhỏ nước trái cây hàng ngày, nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến nghị hạn chế nước trái cây cho tất cả trẻ em.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan