Phòng ngừa và xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

Bài viết bởi Điều dưỡng Nguyễn Thị Mai và Dương Thị Hồng – Khoa Nội trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Sốt cao co giật (SCCG) là hiện tượng co giật liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một nguyên nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước đó không do sốt.

1. Những biểu hiện của trẻ co giật do sốt thế nào?

  • Thường sốt cao trên 39 o C;
  • Mất hay giảm ý thức và sùi bọt mép;
  • Tay và chân gồng cứng, sau đó bắt đầu co giật;
  • Hai mắt nhìn ngược.

Có 2 thể co giật do sốt: Loại đơn giản và loại phức tạp:

2. Cách sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật

Bước 1:

  • Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát; tránh các vật cứng, vật sắc nhọn;
  • Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp do trẻ hít phải;
  • Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo;
  • Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.

Bước 2:

  • Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Dùng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay dùng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.

Bước 3:

  • Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.

Bước 4:

  • Khi trẻ ngưng cơn co giật vẫn để trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Bước 5:

  • Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát
Trẻ sốt cao
Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát

3. Phòng ngừa co giật do sốt cao cho trẻ

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt, đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật;
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ;
  • Cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ;
  • Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ;
  • Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ;
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C;
  • Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa... hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe;

Trường hợp trẻ sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì càng nên phải chú ý. Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cho trẻ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan