Trẻ bị viêm đường hô hấp trên có cần dùng kháng sinh?

Viêm đường hô hấp trên có cần dùng kháng sinh ở trẻ em là 1 trong những vấn đề phổ biến nhất mà các bác sĩ đa khoa gặp phải. Mặc dù các biến chứng do viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm và kháng sinh mang lại ít hoặc không mang lại lợi ích trong các trường hợp không biến chứng. Tuy nhiên, việc kê đơn kháng sinh đã được thực hiện quá dễ dàng, kéo theo nhiều hậu quả về lâu dài.

1. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên có cần dùng kháng sinh?

Trẻ em có bao gồm cả trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên là lý do phổ biến nhất khiến cha mẹ phải đưa trẻ đến hỏi ý kiến bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nhi khoa nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Thông thường, gần như tất cả trẻ em trước tuổi đi học đều phải đến khám tại bác sĩ ít nhất mỗi năm 1 lần, đối với các triệu chứng đường hô hấp trên như ho, cảm lạnh, đau tai và sốt.

Hầu hết các bác sĩ đa khoa đều biết rằng trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường là bệnh do vi rút tự giới hạn và không biến chứng. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao trong vấn về điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là có kê đơn kháng sinh.

Nguyên tắc điều trị ở trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên là:

  • Không kê đơn thuốc kháng sinh;
  • Việc kê đơn thuốc có thể hoãn lại 1 ngày sau đó nếu các triệu chứng xấu đi;
  • Có thể xem xét kê đơn kháng sinh ngay lập tức trong các tình huống hoặc nhóm đối tượng nhất định, ví dụ những trẻ có bệnh lý hệ thống.

2. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh ở trẻ em là gì?

Như vậy, việc tùy tiện sử dụng các nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ có thể không cần thiết, nhất là trong các trường hợp có tác nhân là do siêu vi. Ngược lại, việc lạm dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Theo đó, các tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:

2.1 Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh

Tiêu chảy sau khi uống kháng sinh là một tác dụng phụ rất thường gặp ở trẻ em. Có tới 30% trẻ em sẽ bị tiêu chảy khi vẫn đang dùng thuốc kháng sinh, hoặc đến 8 tuần sau khi trẻ uống xong. Một số nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên, chẳng hạn như cephalosporin, clindamycin và một số loại penicillin, có nhiều khả năng gây tiêu chảy hơn.

2.2 Phản ứng dị ứng

Thuốc kháng sinh có thể gây ra các phản ứng dị ứng có thể ngay lập tức hoặc chậm trễ. Phát ban liên quan đến dị ứng có thể nổi lên hoặc nhẵn và thường có màu đỏ. Phát ban có thể ngứa và có thể kéo dài hàng tuần.

2.3 Dị ứng với thuốc kháng sinh thông thường

Các loại phát ban khác nhau có thể xuất hiện khi phản ứng với thuốc kháng sinh. Phát ban có thể phát triển ngay lập tức, hoặc thậm chí vài tuần sau khi trẻ đã ngừng thuốc. Phát ban liên quan đến thuốc có thể là:

  • Đỏ và bong tróc;
  • Da đỏ hoặc tím, nổi lên;
  • Đỏ và phẳng.

2.3 Nhiễm trùng nấm men

Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể, điều này làm cho nấm men phát triển dễ dàng hơn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men, có thể ảnh hưởng đến miệng, được gọi là tưa miệng, cũng như rốn, bộ phận sinh dục hoặc giường móng tay.

2.4 Răng ố vàng

Tetracycline, một loại kháng sinh trong các nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên, có liên quan đến nguy cơ gây đổi màu răng khi dùng cho trẻ dưới 8 tuổi.

Một loại kháng sinh khác, được gọi là amoxicillin, cũng có thể khiến răng bị ố vàng. Một nghiên cứu báo cáo rằng trẻ mới biết đi từ 20 đến 24 tháng tuổi dùng thuốc có nguy cơ bị ố răng sau này cao hơn.

2.5 Sốt

Mặc dù thường bị bỏ qua như một tác dụng phụ, một số kháng sinh, chẳng hạn như cephalosporin và penicillin, có liên quan đến sốt do thuốc. Sốt thường bắt đầu sau một tuần uống thuốc, nhưng có thể hết ngay sau khi trẻ uống xong thuốc kháng sinh.

3. Điều gì xảy ra khi trẻ bị lạm dụng thuốc kháng sinh?

Uống thuốc kháng sinh trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và các bệnh do vi-rút khác không có tác dụng - và nó có thể khiến cho vi khuẩn khó tiêu diệt hơn.

Dùng thuốc kháng sinh quá thường xuyên hoặc không đúng lý do có thể làm thay đổi các chủng vi khuẩn rất nhiều khiến thuốc kháng sinh không thể chống lại chúng. Đây được gọi là sự kháng thuốc của vi khuẩn hoặc kháng thuốc kháng sinh. Một số vi khuẩn hiện đã kháng lại ngay cả những loại kháng sinh mạnh nhất hiện có.

4. Cha mẹ có thể làm gì?

Mỗi gia đình đều phải đối mặt với cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản do vi rút ít nhất 1 lần trong năm. Khi đưa con đến bác sĩ vì những bệnh này, điều quan trọng là cha mẹ không nên mong đợi một đơn thuốc kháng sinh.

Để giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn và ngăn ngừa việc lạm dụng kháng sinh khi trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần phải:

  • Hỏi bác sĩ xem bệnh của trẻ là do vi khuẩn hay vi rút. Nếu đó là vi-rút, hãy hỏi về cách điều trị các triệu chứng thay vì mong chờ một đơn thuốc kháng sinh.
  • Hãy để những bệnh nhẹ hơn (đặc biệt là những bệnh do vi-rút gây ra) tự thuyên giảm với sức đề kháng của cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa vi trùng trở nên kháng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng sinh phải được uống đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đừng để trẻ uống thuốc kháng sinh lâu hơn thời gian kê đơn.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh còn sót lại hoặc để dành thuốc kháng sinh bổ sung “cho lần sau”.
  • Không cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đã được kê cho một thành viên khác trong gia đình hoặc người lớn.
  • Điều quan trọng nữa là cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được chủng ngừa đúng lịch, được nghỉ học ở nhà khi bị ốm cũng như rửa tay sạch sẽ và thường xuyên.

Tóm lại, nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn với nguyên nhân chính là do siêu vi gây ra bệnh mức độ nhẹ. Theo đó, viêm đường hô hấp trên có cần dùng kháng sinh là điều không cần thiết. Việc lạm dụng kháng sinh khi không đúng chỉ định không chỉ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn mà còn khiến trẻ phải đối diện với các tác dụng phụ của kháng sinh cũng như nguy cơ đề kháng về lâu dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan