Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 07 năm làm Bác sĩ nội trú và Bác sĩ điều trị Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đặc biệt, bác có thế mạnh về chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hồi sức sơ sinh, bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, nuôi dưỡng, các vấn đề thường gặp trẻ sơ sinh.

Trẻ nhỏ cũng cần bổ sung muối để cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên trong nguồn thực phẩm tự nhiên đã chứa hàm lượng NaCL nhất định, do đó việc thêm gia vị muối vào bữa ăn cho trẻ (đặc biệt trẻ nhỏ dưới một tuổi) là không cần thiết.

1. Muối ăn có ở đâu?

Muối ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình. Thành phần của muối bao gồm Natri và clorua. Trong đó, Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối và cũng gây ra những tác hại tới cơ thể khi sử dụng dư thừa.

Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể được hấp thu trong quá trình tiêu hóa, và bài tiết qua nước tiểu, đây là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng Natri. Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản.... Thực phẩm tự nhiên chứa lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau. Đây cũng là nguồn cung cấp lượng kali cao cho cơ thể.

Trẻ em có nên ăn muối
Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản...

2. Lượng muối hằng ngày cho trẻ bao nhiêu là hợp lý?

Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé. Sữa có khoảng 240mg natri/l, một bát bột cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.

3. Trẻ ăn thừa muối có nguy hiểm không?

Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé. Sữa có khoảng 240mg natri/l, một bát bột cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.

Trẻ em có nên ăn muối
Không nên cho muối vào bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi

Ở trẻ dưới 1 tuổi, thêm muối vào bữa ăn của trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như:

  • Trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
  • Tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, suy thận và biếng ăn về sau.
  • Vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường, ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận...

Về cơ bản, chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người mẹ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của bé.

Chế độ ăn hợp lý cho bé không cần hoặc hạn chế việc nêm gia vị, đồng thời nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp. Cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan