Vì sao trẻ sơ sinh có thể tiếp xúc với virus viêm gan B?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hữu Nam - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Viêm gan B sơ sinh là một loại virus có thể gây tổn thương tế bào gan ở giai đoạn sơ sinh của trẻ em, gây nên những bệnh lý về gan, có thể là cấp hay mạn tính. Vì vậy, việc tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cực kỳ cần thiết để đẩy lùi nguy cơ này.

1. Viêm gan B sơ sinh

Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được xem là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lý viêm gan B rất cao, nhất là những đối tượng phụ nữ đang trong thai kỳ cũng như trẻ em. Virus viêm gan B là virus gây nên tình trạng tổn thương và hoại tử tế bào gan, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Virus viêm gan B có thể được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý xơ gan, ung thư gan là những bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao.

Trong trường hợp người mẹ đang mang thai có nhiễm virus viêm gan B thì trong thời gian mang bầu, sự lây truyền loại virus này chưa diễn ra. Đến giai đoạn chuyển dạ và sinh đẻ thì sẽ tạo điều kiện để virus này lây truyền từ mẹ sang con. Lúc này, tử cung của người mẹ co thắt, mạch máu vị trí nhau bám cũng co thắt để máu mẹ và máu đứa trẻ tiếp xúc với nhau nên sự lây truyền diễn ra từ đây. Ngoài ra, virus viêm gan B cũng có thể được truyền sang những thành viên khác trong gia đình thông qua quá trình chăm sóc trẻ.

2. Viêm gan B lây qua đường nào?

  • Từ mẹ sang con: Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Khi kết quả xét nghiệm máu của người mẹ cho thấy HbsAg và HbeAg dương tính thì khả năng lây truyền sẽ rất cao.
  • Lây truyền qua đường tiếp xúc vết thương: Những nơi như bệnh viện, trường học, nhà trẻ... có thể là những môi trường gây ra sự lây nhiễm virus viêm gan B từ trẻ này sang trẻ khác, đường lây chính là những vết thương hở hay nói cách khác là những dịch máu, dịch tiết từ những vết thương này.
  • Lây truyền qua đường tiêm chích, truyền máu: Không chỉ virus viêm gan B mà virus viêm gan C virus HIV cũng có thể lây truyền sang đường tiêm chích không an toàn.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục có thể dẫn đến những trầy xước ở niêm mạc bộ phận sinh dục, gây ra sự tiếp xúc của các loại dịch tiết gây bệnh.
Viêm gan B sơ sinh
Viêm gan B sơ sinh lây truyền từ mẹ sang con

3. Tiêm Vắc – xin viêm gan B 24 giờ đầu sau sinh

Tiêm vắc – xin viêm gan b cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên có thể giúp phòng ngừa việc lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là một phần của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống bệnh viêm gan B được áp dụng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Cụ thể hơn, việc tiêm vắc – xin viêm gan B được thực hiện như sau:

  • Khi sinh ra, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không có bất thường nào xảy ra thì tiêm vắc – xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh
  • Khi trẻ được 2 tháng tuổi, tiếp tục tiêm mũi thứ 2, và tiếp tục tiêm mũi thứ 3, thứ 4 khi trẻ được 3 và 4 tháng tuổi. Có thể tiêm 5 trong 1 bao gồm cả mũi nhắc lại.

Kết luận:

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là bước quan trọng trong công cuộc đẩy lùi lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Vì vậy, để ngăn ngừa khả năng viêm gan B sơ sinh thì các bậc phụ huynh nên quan tâm và cố gắng cho trẻ tiêm vắc – xin đúng theo thời gian được hẹn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan