Vui chơi với trẻ: Tại sao lại quan trọng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Vui chơi là một phần ký ức khó quên khi trẻ lớn dần. Và hoạt động này gần như chỉ phù hợp với trẻ nhỏ. Vậy tại sao các gia đình lại không biến các trò chơi trở thành một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ?

1. Vui chơi cần thiết như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Các hoạt động vui chơi giúp thúc đẩy quá trình phát triển về mặt xã hội, tinh thần, thể chất và nhận thức của trẻ. Đó là cách trẻ học hỏi về chính bản thân mình và thế giới xung quanh. Quá trình học hỏi này diễn ra mãnh liệt trong năm đầu đời, trẻ sẽ sử dụng cả năm giác quan để tăng cường tối đa khả năng học hỏi.

Khi chập chững biết đi, các trò chơi của trẻ trở nên giàu trí tưởng tượng và phức tạp hơn. Thông qua các trò chơi, trẻ được rèn luyện các kỹ năng và tính cách như độc lập, sáng tạo, tò mò và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, kỹ năng xã hội của trẻ cũng được phát triển. Điều này được thể hiện qua việc bé nhường đồ ăn cho bố mẹ, đưa thức ăn cho búp bê, chăm sóc gấu bông bị thương.

Vui chơi với trẻ
Vui chơi với trẻ giúp trẻ phát triển về mặt cảm xúc và trí não

2. Bày các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ

Vui chơi là công cụ mà trẻ sử dụng để tìm hiểu về thế giới xung quanh. Nó phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu trẻ 3 tháng tuổi đang học cách lấy đồ vật, hãy để trẻ chơi với đồ chơi có kích thước lớn và mềm. Nếu được 12 tháng tuổi, trẻ đang trong giai đoạn khám phá quy luật nguyên nhân - kết quả, hãy chơi các trò chơi trốn tìm phiên bản đơn giản với một công cụ là một chiếc chăn hoặc trốn quanh các góc nhà.

Theo Catherine Marchant, nhà trị liệu trò chơi tại Đại học Wheelock ở Boston, một số các loại trò chơi bố mẹ có thể bày trò cho trẻ chơi và chơi cùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau:

  • Trò chơi tương tác: Trò chuyện với bạn và những người khác là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh thích mỉm cười, ngắm nhìn và cười lớn. Những em bé lớn hơn thích thú với các trò chơi như ú òa hoặc nhện đồ chơi.
  • Chơi đồ vật: Chạm, đập, cạp, ném, đẩy các đồ vật là điều hấp dẫn đối với trẻ từ 4 tháng tuổi đến 10 tháng tuổi.
Vui chơi với trẻ
Mẹ có thể cùng chơi đồ chơi với trẻ
  • Chơi các trò chơi mang tính chức năng và biểu diễn: Giả vờ sử dụng các đồ vật quen thuộc theo cách thích hợp như đẩy máy cắt cỏ đồ chơi lên bãi cỏ, hoặc bằng lược chải tóc chẳng hạn, giúp tạo cảm giác thú vị cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 21 tháng tuổi khi trí tưởng tượng của trẻ đang tăng lên nhanh chóng.
  • Trò chơi tượng trưng: Loại trò chơi này, phổ biến vào khoảng 2 tuổi, trẻ thỏa mãn trí tưởng tượng từ các sự vật xung quanh. Trẻ có thể chơi với một hộp đựng giày như thể đó là một chiếc xe buýt đi học bằng cách tạo tiếng động cơ, hoặc giả vờ ăn một vật vô hình và khăng khăng nói đó là một chiếc bánh rán.
  • Đóng vai: Khoảng 30 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đảm nhận các vai diễn mới. Đóng vai bác sĩ, giáo viên, mẹ hoặc bố đang phổ biến hiện nay.

3. Bố mẹ tận dụng tối đa thời gian chơi cùng con cái bằng cách nào?

  • Hãy coi trọng giờ chơi nhiều hơn thời gian chơi: Chơi thực sự là bất kỳ hoạt động thú vị nào liên quan đến con người, đồ vật hoặc chuyển động. Tất cả mọi hoạt động từ cùng nhau thổi bong bóng đến vừa hát vừa bắn tung tóe trong bồn tắm đến đuổi nhau quanh phòng. Nếu bạn đã từng thấy một đứa trẻ 12 tháng tuổi say mê với hộp các tông, bạn sẽ hiểu trò chơi của trẻ đa dạng đến thế nào.
  • Nằm xuống sàn với trẻ: Bạn là món đồ chơi yêu thích và bất kỳ hoạt động nào cũng thú vị hơn nếu bé có sự tham gia của bạn. Nói chuyện với bé khi chơi cùng sẽ giúp tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Các hoạt động vui chơi làm trẻ cảm thấy vui vẻ và được nghỉ ngơi: Marilyn Segal, nhà tâm lý học phát triển và là tác giả của bộ truyện Your Child at Play đã gợi ý.
  • Dừng lại khi trẻ cảm thấy đã đủ: Trẻ em có các ngưỡng kích thích khác nhau. Khi trẻ có vẻ buồn chán, quấy khóc hoặc mệt mỏi, đó là lúc trẻ nên nghỉ ngơi.
  • Cho trẻ cơ hội chơi một mình và với những người khác: Cả hai kiểu chơi đều có lợi.
  • Hãy để trẻ lựa chọn các hoạt động và kiểm soát hướng chơi của mình: Bạn có thể đề xuất những điều mới hoặc đưa ra những lựa chọn mới, nhưng trẻ nên là người quyết định. Vì cuối cùng, trò chơi là để giải trí và nếu trẻ đã thành thạo với trò chơi thì đó thật sự là khoảng thời gian vui vẻ với trẻ.
Vui chơi với trẻ
Có thể để trẻ chơi một mình khi cần thiết

Dành thời gian vui chơi với trẻ sẽ giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ, vận động và thể chất. Vì thế cha mẹ nên sáng tạo, dành thời gian chơi cùng con để con có những ký ức tuổi thơ thật đẹp.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan