Làm gì nếu sau sảy thai khó có thai lại?

Sảy thai là hiện tượng không một người phụ nữ nào mong muốn xảy ra. Những người phụ nữ khi gặp phải vấn đề này sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục cả tâm lý và sức khỏe. Chính vì vậy “sau sảy thai bao lâu thì có thai lại” hay “sau thai lưu khó có thai lại không” là thắc mắc của những chị em đã từng trải qua vấn đề này.

1. Sảy thai là gì? Nguyên nhân gây sảy thai

Sảy thai là hiện tượng bào thai chết tự nhiên, trước khi nó phát triển thành thai nhi và có khả năng sống độc lập. Đây là một biến chứng thường gặp trước khi thai được 20 tuần tuổi, có khoảng 80% số ca sảy thai khi thai chưa được 12 tuần tuổi.

Một số nguyên nhân gây sảy thai thường gặp:

Một số hình thức sảy thai có thể gặp:

  • Sảy thai hoàn toàn: Toàn bộ phôi thai đi ra khỏi cơ thể mẹ trong 1 lần.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Phôi thai không thoát hoàn toàn ra khỏi cơ thể mẹ. Phần cổ tử cung của mẹ bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần.
  • Dọa sảy thai: Đây là tình trạng phôi thai vẫn còn sống nhưng chưa bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung của mẹ.
  • Trứng trống: Đây là tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung của mẹ.
  • Sảy thai tái phát: Đây là trường hợp sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp, có khoảng 1 % các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này.
  • Sảy thai ngoài tử cung: Trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung của bạn, ví dụ như trong ống dẫn trứng.
Một số hình thức sảy thai khó có con lại thường gặp
Một số hình thức sảy thai khó có con lại thường gặp

2. Sau sảy thai khó có thai lại không?

Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai thường gặp từ 10 -15 % phụ nữ khi mang thai. Thông thường hiện thương sảy thai chỉ xảy ra 1 lần và sau đó các mẹ đều có thể có những chu kỳ thai tiếp theo hoàn toàn khỏe mạnh. Với những trường hợp sảy thai nhiều lần, có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc các dị tật bẩm sinh, các mẹ cần được điều trị tốt và cần thời gian phục hồi sức khỏe trước khi chuẩn bị bước vào những chu kỳ thai tiếp theo. Sau sảy thai khó có thai lại hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sau:

2.1. Trường hợp mang thai trứng

Đây là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ. Chúng dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích của tử cung lấn và lấn át sự phát triển của bào thai. Nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán chính xác là thai trứng thì cần xử trí càng sớm càng tốt. Đối với trường hợp trứng chưa sảy thì có thể nạo hoặc hút. Trong trường hợp phụ nữ không có ý định mang thai nữa hoặc đã trên 40 tuổi thì có thể chỉ định cắt bỏ tử cung để dự phòng biến chứng ác tính. Sau khi đã hút thai trứng, người bệnh cần được theo dõi sự co hồi của tử cung, của nang hoàng tuyến và nhân di căn.

2.2. Đối với trường hợp sảy thai 1 lần

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, đối với trường hợp đã sảy thai 1 lần, chị em nên để cơ thể hồi phục, lớp niêm mạc tử cung được khỏe lại và chuẩn bị sẵn sàng cho một thời kỳ thai nghén mới. Do đó, để tránh tình trạng sau sảy thai khó có thai lại, các cặp vợ chồng nên chờ ít nhất 6 tháng mới nên có thai trở lại.

Tuy nhiên, theo một công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology, nếu rút ngắn thời gian chờ đợi để có thai lại sau lần sảy thai trước sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Những cặp vợ chồng thử có thai lại trong vòng 3 tháng ngay sau khi sảy thai thì cơ hội thụ thai tăng lên đến 71%.

2.3. Sảy thai từ 2 lần trở lên

Đối với những chị em phụ nữ gặp tình trạng sảy thai từ 2 lần trở lên thì khả năng cao nguyên nhân do vấn đề di truyền hoặc bệnh lý khác. Việc tốt nhất lúc này chị em nên làm là đi khám, gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được chính xác nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.

sau sảy thai khó có thai lại
Một số phụ nữ sau sảy thai khó có thai lại cần gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời

Nếu không tìm được nguyên nhân, không chữa trị kịp thời thì nguy cơ cao sảy thai khó có con trong những lần mang thai tiếp theo. Khi quá vội vàng muốn có con ngay sau khi sảy thai, các cặp vợ chồng có thể phải đối diện với một số rủi ro như: Thai nhi bị thiếu máu do cơ thể mẹ chưa phục hồi, từ đó dẫn đến việc thai kém phát triển, mẹ bầu dễ bị suy nhược và tâm lý không sẵn sàng. Những điều này không những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà trong tương lai khi trẻ được sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

Trong trường hợp mẹ bầu có sức đề kháng tốt và tâm lý hoàn toàn ổn định, mẹ vẫn có thể có thai trở lại sớm nhưng điều này không hề được khuyến khích. Tuy nhiên, trường hợp mang thai ngoài kế hoạch khi vừa sảy thai, để an toàn thì mẹ bầu nên chăm sóc cho bản thân nhiều hơn. Chú ý bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, củng cố tinh thần thoải mái và thăm khám đều đặn theo lịch của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sát sự phát triển của thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan