Bạn có thể vừa béo vừa khỏe mạnh không?

Mọi người thường nghĩ rằng một người béo thì sẽ không thể khỏe mạnh được. Điều này có thực sự đúng hay không? Bạn có thể vừa béo vừa khỏe mạnh không?

1. Khi nào có thể vừa béo vừa khỏe?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) đã thay thế cho các biểu đồ chiều cao và cân nặng để trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm đánh giá xem ai đó có cân nặng khỏe mạnh hay không.

Cả nam giới và phụ nữ đều sử dụng một công thức, tỷ lệ chiều cao so với cân nặng giúp đánh giá xem cọ có bị thiếu cân, cân nặng bình thường hay thừa cân hay không.

Đối với hầu hết mọi người, chỉ số BMI là một đánh giá tốt về chất béo cơ thể, thừa cân và nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ số BMI có thể không chính xác với những người có cơ bắp, chiều cao thấp hoặc người cao tuổi.

Chẳng hạn một người cao 1,77m và nặng 99,8kg với 12% mỡ cơ thể sẽ được coi là béo phì dựa trên tiêu chuẩn BMI (BMI ≈ 31,85). Nhưng rõ ràng một người có 12%mỡ cơ thể không thể bị béo phì được.

Chính vì vậy để xác định nguy cơ mắc bệnh liên quan đến béo phì của một người như tiểu đường type 2, tăng huyết ápbệnh tim thì chỉ số BMI được cân nhắc tốt nhất cùng với chu vi vòng eo.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì, những người có BMI từ 25 - 29,9 (thừa cân) và từ 30 - 34,9 (béo phì độ I) nên có kích thước vòng eo không quá 35 inch đối với nữ và 40 inch đối với nam.

Đối với những người có chỉ số BMI trên 35 thì số đo vòng eo không phải là dấu hiệu phù hợp để đánh giá các yếu tố rủi ro.

Như vậy bạn có thể vừa béo vừa khỏe mạnh. Những người thừa cân có thể được coi là khỏe mạnh nếu kích thường vòng eo của họ dưới 35 inch đối với nữ hoặc 40 inch đối với nam giới và nếu họ không có hai hoặc nhiều hơn các điều kiện sau đây:

Những người vừa béo vừa khỏe mạnh nên kiểm soát huyết áp và kiểm soát cân nặng, không nên để tăng cân, tốt nhất là nên giảm một vài cân.

Ngoài ra các yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như hút thuốc, cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá một người có khỏe mạnh hay không.

Chỉ số BMI
Chỉ số BMI giúp đánh giá xem ai đó có cân nặng khỏe mạnh hay không.

2. Người vừa béo vừa khỏe mạnh có thể gặp những rủi ro gì?

Béo phì và các bệnh liên quan của nó cướp đi nhiều sinh mạng mỗi năm. Con số này ban đầu được ước tính là 400.000 người, nhưng gần đây đã được sửa đổi thành 112.000 người, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thiếu cân và béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.

Một điều gây ngạc nhiên đó là nghiên cứu cho thấy không có nguy cơ tử vong đối với người thừa cân (những người có BMI từ 25 - 29,9). Điều này cho thấy những người có thêm vài cân nhưng có lối sống lành mạnh có thể có được sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, không có nghĩa là điều này khuyến khích bạn thừa cân hay béo phì. Bởi vừa béo vừa khỏe mạnh còn phụ thuộc vào một loạt yếu tố khác như chu vi vòng eo, hoạt động thể chất thường xuyên, chế độ ăn lành mạnh, không hút thuốc, không có bệnh tật hoặc tiền sử gia đình không có các bệnh mạn tính.

Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim và tăng huyết áp. Thừa cân vẫn được coi là một tình trạng khỏe mạnh cần được giải quyết. Cách tốt nhất để giữ sức khỏe tốt là lối sống lành mạnh bao gồm hoạt động thể chất thường xuyên và kế hoạch ăn uống hợp lý.

kháng insulin biểu hiện của béo phì
Béo phì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Làm thế nào để vừa béo vừa khỏe mạnh?

3.1. Tập trung vào thể dục

Điểm mấu chốt để có thể vừa béo vừa khỏe mạnh đó là mức độ tập thể dục của bạn, điều này dường như quan trọng hơn cân nặng của bạn.

Các lợi ích của việc tập thể dục vượt xa so với lượng calo được đốt cháy. Hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đái tháo đường type 2, trầm cảm, một số dạng ung thư và loãng xương.

Tập thể dục cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn, tăng cường lòng tự trọng, giảm lo lắng và giúp kiểm soát căng thẳng. Cải thiện mức độ tập thể dục của bạn thường làm tăng khối lượng cơ bắp, có nghĩa là cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn.

Các khuyến nghị của Hoa Kỳ khuyến khích người lớn hoạt động mỗi ngày từ 30 - 90 phút, tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người, cụ thể như sau:

  • 30 phút: là mức độ chung cho mọi người.
  • 60 phút: khuyến cáo để ngăn ngừa tăng cân.
  • 90 phút: khuyến cáo cho những người đang cố gắng giảm cân.

Tuy nhiên, việc tập thể dục cũng cần thực hiện một cách khoa học, không thể bình thường không tập luyện gì, rồi một ngày bạn tự nhiên thấy cần tập luyện và tập luôn trong 90 phút được.

Hãy bắt đầu với mức độ mà cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, và từ từ xây dựng mức độ tập luyện cho riêng bạn. Nếu bạn đang quen với việc ngồi cả ngày, thì đi bộ 5 - 10 phút vài lần một ngày là một khởi đầu tuyệt vời. Bạn có thể chia hoạt động của mình thành các bước tăng dần, tối đa là 30 phút mỗi ngày.

Khi bạn đã trở nên thích nghi hơn với việc tập luyện, hãy tăng thời gian hoặc cường độ tập luyện để tăng mức độ tập thể dục của bạn. Nếu bạn chưa biết phải làm như thế nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia thể dục.

Tập thể dục quá mức
Duy trì việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, giữ cân nặng

3.2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Mối quan hệ giữa chế độ ăn, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể là không thể tách rời được.

Một cách đơn giản để kiểm soát cân nặng đó là kiểm soát lượng calo nạp vào và lượng calo mất đi. Mọi người đều đốt cháy calo, các bài tập ở các mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng.

Một điều bạn cần nhớ đó là ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của bạn, cho dù chúng có giúp bạn giảm cân hay không. Nếu bạn thừa cân thì chỉ cần giảm một chút cân nặng có thể tăng cường sức khỏe của bạn mà không nhất thiết phải đưa chỉ số BMI của bạn về mức bình thường. Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể có liên quan đến việc cải thiện Cholesterol, đường huyết và huyết áp.

Điều này không khuyến cáo bạn nên thừa cân, mà chỉ ra rằng cải thiện thói quen của bạn, đặc biệt là ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên quan trọng hơn các con số trên thang điểm.

Chế độ ăn cho người tiểu đường
Chế độ ăn lành mạnh rất tốt cho sức khỏe

3.3. Khám sức khỏe định kỳ

Cùng với việc duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh thì việc khám sức khỏe định kỳ cũng vô cùng quan trọng.

Khi bạn khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá tổng thể các chỉ số của cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan