Bệnh chàm da mặt: Cách chăm sóc để tránh lan rộng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Vân - Bác sĩ Nội thẩm mỹ - Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chàm là tình trạng da có các triệu chứng: ngứa, đỏ, đóng vảy; thường gặp ở bàn tay, chân, mặt, môi, mí mắt. Nhưng chàm có thể đặc biệt khó chịu khi xuất hiện trên mặt.

1. Tổng quan về bệnh chàm da mặt

Chàm là tình trạng khiến da bị đỏ, bong vảy và ngứa. Đây là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt. Bệnh thường liên quan đến: yếu tố gia đình hay bản thân có mắc các bệnh có yếu tố dị ứng, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền.

2. Bệnh chàm và cách chữa trị

Với sự giúp đỡ từ thuốc và điều trị, bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Nguyên tắc trong điều trị chàm là:

  • Giữ ẩm da
  • Chống viêm
  • Chống nhiễm trùng
  • Biết cách phòng bệnh
  • Không tự ý dùng thuốc

Một số thuốc điều trị tại chỗ thường dùng trong điều trị chàm là:

Kem có chứa steroid. Đây là một thành phần quan trọng trong điều trị bệnh chàm, có tác dụng làm giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, thuốc steroid chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn vì nó có thể làm teo da và một số biến chứng nguy hiểm. Không được tự ý sử dụng kem steroid trong thời gian dài mà chưa có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ.

Thuốc ức chế calcineurin. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này thay vì một loại kem steroid. Nhóm thuốc thoa này có tác dụng ngăn chặn các chất có thể làm cho bệnh chàm bùng phát. Thường dùng điều trị bệnh chàm trên da mặt, mí mắt, cổ và vùng nếp gấp da.

Kiểm tra nấm. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ hoặc kem chống nấm nếu bệnh chàm xuất hiện là do nấm.

Quang trị liệu (tia cực tím). Phương pháp điều trị này có thể giúp ích nếu bệnh chàm ở mức độ trung bình đến nặng và các loại kem bôi da đã không còn tác dụng. Nhưng sử dụng phương pháp điều trị này trong một thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư da.

Phòng bụi mịn
Bụi là một trong các yếu tố làm tình trạng bệnh chàm trở lên tồi tệ hơn

3. Cách chăm sóc da mặt bị chàm

Dưỡng ẩm: Cách tốt nhất để giữ cho làn da không bị khô là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dày ( các loại kem như Cetaphil, Eucerin) và thuốc mỡ (Aquaphor, Vaseline). Thời gian tốt nhất để bôi kem là ngay sau khi rửa mặt. Nếu thuốc mỡ quá nhờn cho mặt, hãy sử dụng vào ban đêm.

Làm sạch nhẹ nhàng. Xà phòng có thể gây kích ứng da, nhưng nếu chỉ rửa bằng nước thì có thể không đủ sạch, đặc biệt là nếu da mặt của bạn là da dầu. Hãy lựa chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa xà phòng, và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Kiểm tra nhiệt độ nước. Chỉ sử dụng nước mát, không sử dụng nước nóng khi rửa mặt. Không khí quá khô cũng có thể làm cho bệnh chàm nặng nề hơn.

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ở một số người, bệnh chàm sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Hạn chế trang điểm.

Tránh các tác nhân gây dị ứng đã biết.

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Tình trạng bệnh lý kéo dài, không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, health.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan