Điều trị sảng rượu

Bài viết bởi Bác sĩ - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để có thể điều trị sảng rượu, ngoài trách nhiệm của bác sĩ hồi sức thì nhân viên y tế còn lại, người thân của bệnh nhân cũng cần được trang bị đầy đủ, chi tiết kiến thức về căn bệnh này.

1.Điều trị sảng rượu là gì?

Sảng rượu rất khó điều trị, bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại gián tiếp và gây nhiều tác động nặng nề cho bệnh nhân, người thân, môi trường, xã hội. Để có thể điều trị sảng rượu, ngoài trách nhiệm của bác sĩ hồi sức thì nhân viên y tế còn lại, người thân của bệnh nhân cũng cần được trang bị đầy đủ, chi tiết kiến thức về căn bệnh này.

Hội chứng cai rượu (AWS - Alcohol withdrawal) có thể xảy ra khi một cá thể ngừng hoặc giảm đáng kể mức tiêu thụ rượu sau một thời gian dài sử dụng.

2.Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế phức tạp, còn nhiều tranh cãi, hiện tại được lý giải thông qua các chất dẫn truyền thần kinh: Rượu có chức năng làm ức chế thần kinh thông qua hệ GABA và NMDA. Khi ngừng rượu đột ngột -> Giảm đột ngột hoạt động hệ GABA ( Hệ ức chế TKTW ). Cơ thể phản ứng bằng tăng bù trừ hoạt động hệ NMDA thông qua chất dẫn truyền glutamate, dẫn đến tăng giải phóng noradrenalin, tăng kích thích giao cảm: Mạch nhanh, vã mồ hôi, run tay,...

Cơ chế nội tiết: Ngừng uống rượu đột ngột -> Rối loạn hoạt động của trục dưới đồi tuyến yên – Tuyến thượng thận -> Tăng tiết cortisol.

3.Biểu hiện lâm sàng sảng rượu

Người bệnh thấy run, tay ẩm,lo lắng
Người bệnh thấy run, tay ẩm,lo lắng sau khi ngưng uống rượu từ 6-12 giờ

Trung bình khoảng 6 – 48 tiếng sẽ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng nếu không được điều trị -> nặng dần theo 4 giai đoạn bệnh

Các cơn sảng rượu cũng có thể đột ngột xuất hiện co giật liên tục.

  • Giai đoạn 1

Thường vào buổi sáng sớm ( 6- 12 giờ sau chén rượu cuối ): Người bệnh thấy run, tay ẩm, lo lắng bồn chồn.

Giai đoạn 2: 24 – 48 giờ sau ngừng uống:

Giai đoạn 3: Tiền sảng run

  • Triệu chứng như giai đoạn 1,2 nhưng nặng hơn
  • Run nhiều lan tỏa
  • Vã mồ hôi nhiều (thành giọt)
  • Rất lo lắng, chán ăn, mất ngủ
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh: Tăng trương lực cơ, mất định hướng không gian, thời gian, ảo giác, toàn thân suy sụp

Giai đoạn 4: Sảng run (Delirum - Tremens)

Biểu hiện rõ ràng với 2 dấu hiệu nặng của sảng và run

  • Run toàn thân, liên tục
  • Nguy cơ xuất hiện co giật
  • Lẫn lộn, ảo giác
  • Kích thích liên tục
  • Nói khó, thất điều, rối loạn nuốt
  • Sốt cao, vã mồ hôi, mất nhiều nước

4.Yếu tố khởi phát cơn sảng rượu

Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một trong các yếu tố khởi phát cơn sảng rượu

5.Chẩn đoán sảng rượu

  • Chấn thương sọ não
  • Viêm màng não cấp
  • Hạ đường máu, hạ Natri máu
  • Bệnh nhân có dùng thuốc kích thích phối hợp

5.2 Chẩn đoán độ nặng

Dựa thang điểm CIWA ( Clinical Institute Withdrawal assessment )

  • 8 điểm: Rất nhẹ ( Mục tiêu khi điều trị)
  • 8 – 15 điểm: Trung bình
  • 15 – 26 điểm: Nặng
  • > 26 điểm: Rất nặng
Chẩn đoán sảng rượu
Điều trị sảng rượu
Chẩn đoán sảng rượu

6.Biến chứng sảng rượu

Liên quan tới thiếu thiamine

  • Hội chứng Wernicke’s với tam chứng: Lú lẫn, rối loạn dây TK vận nhãn, khó khăn trong việc phối hợp cơ
  • Hội chứng Korsakoff’s: Là biến chứng muộn của Wernicke’s, sa sút trí tuệ giảm trí nhớ

7.Điều trị sảng rượu

thuốc an thần
Sủ dụng thuốc để điều trị sảng rượu

7.1 Điều trị an thần

Nhóm Benzodiazepin là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên vì đối kháng tác dụng, thuốc có tác dụng lên nhiều hệ thống dẫn truyền TK, ngăn ngừa các biến chứng. Các thuốc:

  • Diazepam: Trường hợp nặng liều có thể 500 mg/ 24h ( 50 ống )
  • Chlordiazepoxide
  • Lorazepam: Thường dùng với BN sảng mà có tổn thương gan nhiều

Phối hợp:

  • Phenobarbital
  • Haldoperidol:

Phối hợp khi có triệu chứng của rối loạn suy nghĩ mất bù như tâm thần phân liệt. Khi phối hợp chú ý tác dụng kéo dài QT và td giảm ngưỡng co giật:

  • Chất chủ vận alpha 2: Dexmedetomidine, clonidine
  • Chẹn beta

7.2 Điều trị co giật trong sảng rượu

  • Dùng thuốc chống co giật duy trì không có vai trò
  • Là co giật tự giới hạn

7.3 Điều trị dinh dưỡng hỗ trợ:

Thiếu Vitamin, đặc biệt Vitamin B1:

  • Vitamin B1 cần nhiều cho chuyển hóa rượu thông qua 2 enzyme Alcohol dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase.
  • Vitamin B1 tham gia vào chuyển hóa G qua chu trình pentose phosphate
  • Do đó khi bổ sung Vitamin B1 nên trước hoặc cùng thời điểm truyền G
  • Bổ sung điện giải: Magne, kali, phospho, các yếu tố vi lượng khác,..

Đây là một chú ý rất thiết thực với đời sống thường ngày, vì đa phần những người nghiện rượu thì ăn rất ít, đặc biệt là cơm và không chú ý tới vitamin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan