Đo mật độ xương để đánh giá loãng xương: Đối tượng và tiêu chuẩn chẩn đoán

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, nó làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy và hậu quả cuối cùng là gãy xương. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

1. Tổng quan

Gãy xương liên quan đến loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 1⁄2 phụ nữ da trắng và 1⁄5 đàn ông da trắng trong cuộc đời của họ. Tác động của gãy xương bao gồm mất chức năng, gia tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Lực lượng phòng ngừa Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) để sàng lọc loãng xương cho tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên và những phụ nữ trẻ hơn có nguy cơ gãy xương gia tăng, được xác định bởi công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương FRAX.

Ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán loãng xương, các xét nghiệm được đề xuất trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân thứ phát bao gồm 25-hydroxyvitamin D huyết thanh, canxi, creatinine và hormone kích thích tuyến giáp.

Điều trị đầu tiên để ngăn ngừa gãy xương bao gồm phòng ngừa ngã, ngừng hút thuốc, hạn chế/ngừng uống rượu và liệu pháp bisphosphonate. Các bác sĩ lâm sàng nên xem xét việc ngừng điều trị bằng bisphosphonate sau 5 năm ở phụ nữ không có tiền sử gãy xương đốt sống.

Raloxifene, teriparatide và denosumab là những phương pháp điều trị hiệu quả thay thế cho một số nhóm bệnh nhân nhất định và cho những người không thể dùng hoặc tình trạng không đáp ứng với bisphosphonate. Sự cần thiết phải kiểm tra mật độ khoáng của xương tiếp theo ở những bệnh nhân đang điều trị loãng xương là không chắc chắn.

Đo mật độ xương để đánh giá loãng xương: Đối tượng và tiêu chuẩn chẩn đoán
Loãng xương làm mất chức năng, gia tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong

2. Yếu tố nguy cơ loãng xương

  • Uống quá nhiều rượu (> 4 ly mỗi ngày đối với nam;> 2 ly mỗi ngày đối với nữ), sử dụng caffeine (> 2,5 tách cà phê mỗi ngày) và sử dụng thuốc lá (bất kỳ hút thuốc nào).
  • Tiền sử cá nhân bị gãy xương, tiền sử gia đình bị gãy xương do loãng xương
  • Sử dụng các thuốc có corticosteroid kéo dài (> 3 tháng).
  • Chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc vitamin D.
  • Thiếu hụt hormone tuyến sinh dục
  • Tuổi già
  • Gầy, trọng lượng cơ thể thấp (chỉ số khối cơ thể BMI < 20 kg/ m2).
  • Mức độ hoạt động thể chất thấp
  • Chủng tộc da trắng hoặc châu Á

Khuyến cáo từ The choosing wisely campaign

  • Không sử dụng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) để tầm soát loãng xương ở phụ nữ dưới 65 tuổi hoặc ở nam giới dưới 70 tuổi không có yếu tố nguy cơ.
  • Không lặp lại việc đo loãng xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) thường xuyên hơn hai năm một lần.

Đối tượng sàng lọc loãng xương

Các hướng dẫn tầm soát loãng xương đã xuất bản khác nhau rất nhiều. Lực lượng y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo nên sàng lọc tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Phương pháp đo DEXA của cột sống thắt lưng và xương đùi là phương pháp đánh giá được lựa chọn.

USPSTF cũng khuyến cáo sàng lọc loãng xương ở phụ nữ dưới 65 tuổi có nguy cơ gãy xương 10 năm cao hơn hoặc bằng phụ nữ trên 65 tuổi mà không có các yếu tố nguy cơ. Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương FRAX đã được USPSTF sử dụng như một phương pháp xác định nguy cơ gãy xương đối với những phụ nữ này.

Khuyến cáo đối tượng tầm soát loãng xương

Tổ chức Khuyến cáo
American Association of Clinical EndocrinologistsA1 (2010) Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi
Tất cả phụ nữ sau mãn kinh:
Với tiền sử gãy xương mà không do chấn thương nặng sau 40 đến 45 tuổi
Với tình trạng thiếu xương được xác định trên Xquang
Bắt đầu hoặc sử dụng kéo dài glucocorticoid hệ thống (≥ 3 months)
Bệnh nhân với nguy cơ gia tăng loãng xương thứ phát (ví dụ bệnh viêm khớp dạng thấp)
Phụ nữ trước mãn kinh hoặc sau mãn kinh có yếu tố nguy cơ loãng xương nếu sẵn sàng xem xét sử dụng thuốc:
Hiện đang hút thuốc lá
Mãn kinh sớm
Tiền sử gia đình gãy xương do loãng xương
Uống quá nhiều rượu/bia
Nhẹ cân (body mass index < 20 kg/ m2)

3. Đánh giá loãng xương thứ phát

Loãng xương nguyên phát liên quan đến lão hóa và mất chức năng tuyến sinh dục. Loãng xương thứ phát do các tình trạng sức khỏe khác gây ra. Có tới 30% trường hợp loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh được ước tính là do nguyên nhân thứ phát. Ước tính tăng lên hơn 50% ở nam giới, phụ nữ trước mãn kinh và quanh thời kỳ mãn kinh với thiếu hụt vitamin D. Các xét nghiệm thường được đề nghị để xác định loãng xương thứ phát bao gồm 25-hydroxyvitamin D huyết thanh, canxi, creatinine và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp.

4. Chẩn đoán

Loãng xương được chẩn đoán bằng X quang dựa trên xác định mật độ khoáng xương (BMD) bằng kỹ thuật DEXA.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập các định nghĩa được chấp nhận phổ biến về loãng xương và loãng xương

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương (Osteoporosis) và thiếu xương (Osteopenia) ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới tuổi lớn hơn 50 tuổi

Tình trạng MẬT ĐỘ KHOÁNG XƯƠNG ĐƯỢC ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA
Bình thường Xương cột sống hoặc xương đùi với T-score ≥ –1.0
Thiếu xương (osteopenia) Xương cột sống hoặc xương đùi với T-score < –1.0 and > –2.5
Loãng xương (Osteoporosis) Xương cột sống hoặc xương đùi với T-score ≤ –2.5
Loãng xương nặng T-score ≤ –2.5 kèm với sự hiện diện của một hoặc nhiều xương gãy

Thiếu xương (osteopenia) là khi mật độ khoáng xương của bạn thấp hơn so với bình thường nhưng chưa đến mức dễ gãy như bệnh loãng xương.

Các tiêu chí của WHO không nên áp dụng cho nam giới dưới 50 tuổi, trẻ em hoặc phụ nữ chưa mãn kinh. Đối với những nhóm này, Hiệp hội quốc tế về đo mật độ xương (the International Society for Clinical Densitometry) khuyến nghị sử dụng chỉ số Z-score. Z-score so sánh mật độ xương của bạn với giá trị trung bình của một người ở cùng độ tuổi và giới tính của bạn. Điểm Z-score ≤ −2,0 là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có ít khối lượng xương hơn (và/hoặc có thể mất xương nhanh hơn) so với dự kiến ​​đối với người cùng tuổi và giới.

Loãng xương ở nam giới dưới 50 tuổi không thể được chẩn đoán chỉ dựa trên đánh giá đo mật độ xương (BMD).

Bệnh loãng xương gây ra nhiều hậu quả nặng nề, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân. Vì vậy, mỗi người nên áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng loãng xương kể trên để có một bộ xương chắc khỏe - nền tảng cho khả năng vận động dẻo dai, sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

Bệnh nhân bị loãng xương có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: aafp.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan