Nên kiêng ăn gì để không bị sẹo?

Sẹo dù ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều gây mất tự tin. Nhưng bạn có biết nếu bạn bị thương và có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho vết thương chóng lành và không để lại sẹo. Vậy bị thương nên kiêng gì để không có sẹo và kiêng ăn gì để không bị sẹo? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc chữa lành vết thương

Dinh dưỡng đóng một vai trò thiết yếu trong việc chữa lành, chăm sóc vết thương và ngăn ngừa sẹo. Việc hỗ trợ dinh dưỡng được coi là một phần cơ bản của việc chóng lành vết thương. Một chế độ dinh dưỡng không đủ ở trước hoặc trong quá trình chữa bệnh có thể làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ để lại sẹo xấu.

Chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp của cơ thể có thể được chia thành ba giai đoạn chính; viêm, tăng sinh và trưởng thành. Để hiểu nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình lành vết thương của cơ thể, bạn cần hiểu cơ bản về các giai đoạn sau:

Gây viêm:

  • Trong giai đoạn viêm, các tế bào bị hư hỏng, vi khuẩn và các mảnh vụn khác được loại bỏ khỏi vùng vết thương. Các tế bào bạch cầu, chất dinh dưỡng, yếu tố tăng trưởng và enzym của cơ thể tạo ra hiện tượng sưng, nóng, đau và đỏ thường liên quan đến giai đoạn này. Khi cơ thể bạn bắt đầu quá trình chữa bệnh, nó đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng tối ưu để kiểm soát việc chảy máu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và cho phép các tế bào sửa chữa di chuyển đến vị trí cần làm lành.
  • Vì các hormone căng thẳng được tạo ra và quá trình trao đổi chất của bạn tăng cao trong quá trình này (còn được gọi là giai đoạn dị hóa), cơ thể bạn dựa vào hệ thống miễn dịch và dự trữ protein, năng lượng, vitamin, khoáng chất để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ cơ thể hồi phục.

Tăng sinh

  • Trong giai đoạn này, mô liên kết mới và các mạch máu cực nhỏ (được gọi là mô hạt) hình thành trên bề mặt vết thương. Các mạch máu của bạn cần được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng. Myofibroblasts gây ra sự co lại của các tế bào để giúp “kéo” miệng vết thương lại với nhau.

Trưởng thành

  • Trong giai đoạn trưởng thành, collagen được tái tạo khi các vết thương sâu và bề mặt được đóng lại hoàn toàn, quá trình chữa lành da hoàn tất. Các tế bào đã được sử dụng trong giai đoạn sửa chữa ban đầu đó sẽ được cơ thể loại bỏ và đào thải. Collagen tạm thời nằm trong giai đoạn tăng sinh được thay thế bằng collagen mới được tổ chức dày đặc hơn, ngăn nắp hơn, giúp làm mịn và tăng cường độ bền của vết thương và giảm sự xuất hiện của sẹo. Giai đoạn tu sửa bắt đầu khoảng ba tuần sau khi phẫu thuật hoặc bị thương và có thể kéo dài hơn một năm.

2. Kiêng ăn gì để không bị sẹo?

Nếu dinh dưỡng của bạn không đủ, các giai đoạn trong quá trình chữa lành vết thương sẽ bị suy giảm. Thời gian để vết thương được chữa lành sẽ lâu hơn và sự hình thành sẹo sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là những loại thực phẩm chính cần tránh trong quá trình chăm sóc vết thương của cơ thể sau khi phẫu thuật hoặc bị thương:

2.1. Đường

Một lượng lớn carbohydrate tinh chế và đường có thể làm suy giảm chất lượng elastin và collagen của bạn (quá trình được gọi là glycation).

Collagen và elastin tạo nên một mạng lưới sợi dày đặc cung cấp cấu trúc, hỗ trợ và tăng độ đàn hồi cho da, đóng một vai trò không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương. Bằng việc tiêu thụ một lượng lớn đường, bạn có nguy cơ suy giảm elastin và collagen, gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như mô sẹo (còn gọi là sẹo phì đại hoặc sẹo lồi).

Bạn cần lưu ý tránh lượng đường tiềm ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn và các chất làm ngọt nhân tạo.

2.2. Thực phẩm giàu nitrat

Sức khỏe của các mạch máu dẫn đến vị trí vết thương là rất quan trọng trong quá trình chữa lành vì chúng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp làm lành vết thương. Lượng Nitrat dư thừa trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm hỏng các mạch máu này, khiến cho quá trình chữa lành vết thương suy giảm.

Nitrat có nhiều trong thực phẩm như rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng nitrat được tìm thấy trong các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt xông khói hay xúc xích (thường được sử dụng để làm chất bảo quản) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm giàu nitrat không chỉ làm chậm quá trình lành vết thương, dễ dàng để lại sẹo mà còn gây ra chứng xơ vữa động mạch (tích tụ mảng bám trong mạch máu của bạn). Nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu, làm giảm khả năng hạn chế sẹo và tăng cường sản xuất lượng collagen của cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và rối loạn chảy máu.

2.3. Rượu

Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi làn da của bạn sau một vết thương trong phẫu thuật hay chấn thương. Cơ chế đó là làm hỏng các tế bào lót ở dạ dày và ruột khiến các chất dinh dưỡng này không thể vận chuyển qua máu đến vị trí vết thương của bạn.

Rượu còn làm giảm sự hấp thụ của các protein được chuyển đổi thành các axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp collagen tối ưu. Collagen đặc biệt quan trọng trong mỗi giai đoạn chữa lành vết thương vì sự thiếu hụt collagen có thể làm chậm thời gian lành vết thương, làm trầm trọng thêm sự xuất hiện của vết sẹo và ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, K và các vitamin nhóm B rất quan trọng cho quá trình chữa lành vết thương trên da và duy trì tế bào. Tác hại của rượu còn gây ức chế sự hấp thu các vitamin thiết yếu này.

Bên cạnh đó, rượu cũng làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể, đặc biệt là kẽm - một chất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu của mô hạt. Do đó sự thiếu hụt kẽm có thể làm chậm quá trình lành vết thương sau phẫu thuật.

2.4. Caffeine

Caffeine nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh trong quá trình chữa lành vết thương. Trong khi caffeine được biết đến với đặc tính chống oxy hóa mạnh, nó có khả năng cản trở quá trình hồi phục tự nhiên của da. Việc hấp thụ quá nhiều caffeine không chỉ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của làn da bằng cách hút nước khỏi cơ thể. Mất nước khiến da trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn.

Nó cũng có thể hạn chế việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương bằng cách giảm lượng máu do thiếu hydrat hóa. Điều này có thể gây ra tưới máu mô nơi các mô ở cấp độ mao mạch bị thiếu dinh dưỡng. Sự tăng sinh, bám dính và di chuyển của tế bào bị hạn chế, do đó làm tăng thời gian lành vết thương.

3. Ăn gì để không bị sẹo?

Mặc dù sự hình thành sẹo sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, nhưng việc đảm bảo các chất dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể sẽ cải thiện quá trình chữa lành vết thương và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Để vết sẹo của bạn lành nhanh sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần cung cấp những chất dinh dưỡng sau:

3.1. Chất đạm

Protein được chia thành các axit amin L-Arginine và Glutamine, cả hai đều rất quan trọng để phục hồi vết thương. Các axit amin này giúp hình thành collagen, rất quan trọng làn da của bạn.

Các nguồn cung cấp glutamine bao gồm: thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, các loại rau như đậu, củ cải đường, bắp cải, rau bina, cải xoăn, cà rốt, rau mùi tây, cải Brussel, cần tây, đu đủ và các loại thực phẩm lên men như miso.

Các nguồn cung cấp L-Arginine bao gồm: đậu nành, đậu phộng, hạt bí ngô , tảo xoắn, thịt gà.

3.2. Vitamin nhóm B

Vitamin B rất cần thiết để tăng tốc độ chữa lành vết thương bằng cách tăng tổng hợp protein và tạo điều kiện cho các tế bào sửa chữa nhiều hơn. B1 và ​​B5 đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sức khỏe làn da bằng cách tăng cường mô sẹo và tăng số lượng nguyên bào sợi giúp tiết ra collagen. Bạn có thể tìm thấy vitamin B trong các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, rau xanh và các loại đậu, hạnh nhân, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, dưa đỏ, cà chua, đậu phộng, khoai lang, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, hạt mè , đậu nành và dưa hấu.

3.3. Vitamin C

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất để chữa lành vết thương vì nó cải thiện độ bền của vết thương và hỗ trợ sản xuất collagen. Nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển của các mạch máu mới giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương. Bạn sẽ tìm thấy vitamin C trong các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt.

3.4. Vitamin A

Vitamin A là một chất chống oxy hóa quan trọng khác đối với sức khỏe của làn da sau phẫu thuật hay chấn thương. Loại vitamin này hỗ trợ phản ứng viêm của cơ thể và có thể giúp ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng. Khi vết thương của bạn đang trong giai đoạn lành và hình thành sẹo, vitamin A rất quan trọng để kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và sản xuất ra các mô liên kết. Rau lá màu xanh đậm, cá và trứng đều là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Cần thận trọng khi bổ sung vitamin A quá liều vì có thể xảy ra độc tính.

3.5. Kẽm

Một trong những khoáng chất quan trọng nhất cơ thể bạn có thể tiêu thụ để cải thiện sự hình thành sẹo là kẽm. Kẽm đóng vai trò không nhỏ giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của collagen. 43% là khả năng làm giảm thời gian lành vết thương sau phẫu thuật của kẽm. Sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng quan trọng này có liên quan đến việc chậm chữa lành hoặc làm chậm và giảm độ bền của vết thương. Các nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời bao gồm thịt, cá, đậu và các loại đậu, đậu phụ, thịt gia cầm và trứng, các loại hạt và yến mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan