Nguy cơ rối loạn dây thần kinh sọ ở bệnh nhân lupus

Bệnh Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, trong đó gây lupus biến chứng thần kinh. Lupus có thể tấn công hệ thần kinh thông qua các kháng thể liên kết với các tế bào thần kinh hoặc làm gián đoạn dòng máu nuôi dưỡng dây thần kinh.

1. Bộ phận nào của hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi lupus?

Lupus là bệnh tự miễn hệ thống xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô và cơ quan của chính người bệnh. Viêm do lupus gây ra có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi. Lupus có thể khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng của nó thường giống các bệnh khác. Dấu hiệu đặc biệt nhất của bệnh lupus là phát ban trên mặt giống như hình cánh bướm nhưng không phải tất cả các trường hợp bệnh lupus đều có dấu hiệu này.

Hệ thống thần kinh có ba phần, bất kỳ phần nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lupus:

  • Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) gồm bộ não và tủy sống.
  • Hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS) gồm mạng lưới các dây thần kinh kết nối não và tủy sống với phần còn lại của cơ thể và truyền tín hiệu cho da và cơ để tạo cảm giác và chuyển động.
  • Hệ thống thần kinh tự động (ANS): Cho phép giao tiếp giữa các dây thần kinh cột sống và ngoại biên với não và các cơ quan nội tạng, và kiểm soát các chức năng như thở, lưu lượng máu và nhịp tim.

Người bệnh có thể gặp một số biến chứng khi hệ thống thần kinh của họ bị ảnh hưởng do bệnh lupus. Các triệu chứng có thể đến đột ngột hoặc có thể đến và biến mất, nhưng các triệu chứng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của mô. Bên cạnh đó, những triệu chứng này có thể giống với các bệnh khác, vì vậy chẩn đoán rối loạn hệ thần kinh liên quan đến lupus thường không dễ dàng.

Bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào một số công cụ chẩn đoán để xác định xem bệnh lupus có liên quan đến các vấn đề về nhận thức hay không như:

  • X-quang
  • Quét não (chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT))
Chụp MRI
Chụp MRI sọ não giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác

  • Điện não đồ (để biết về mô hình hoạt động điện não)
  • Xét nghiệm dịch não tủy
  • Các bài kiểm tra hành vi và nhận thức cũng có thể được thực hiện để tìm hiểu xem trí nhớ của người bệnh hoặc các chức năng tâm thần khác có bị ảnh hưởng hay không.

Tùy thuộc vào các triệu chứng, một loạt các loại thuốc được sử dụng để điều trị các rối loạn hệ thần kinh liên quan đến lupus như thuốc chống viêm không steroid , thuốc chống sốt rét và steroid.

2. Triệu chứng của bệnh lupus gây rối loạn dây thần kinh sọ

2.1 Tác động của hệ thần kinh trung ương (CNS)

Khi lupus ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương thì người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như:

  • Nhức đầu
  • Hoang mang
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Co giật
  • Đột quỵ hay tai biến mạch não
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Cảm xúc dễ bùng nổ (Mood swings)
  • Khó tập trung
Đau đầu dai dẳng
Người bệnh cảm thấy nhức đầu do lupus ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương

2.2 Rối loạn chức năng nhận thức

Có đến một nửa số người mắc bệnh lupus mô tả cảm giác lú lẫn, mệt mỏi, mất trí nhớ và khó diễn đạt suy nghĩ của họ. Tập hợp các triệu chứng này được gọi là rối loạn chức năng nhận thức, mặc dù nhiều người bị lupus gọi nó là "sương mù lupus".

Rối loạn chức năng nhận thức thường ảnh hưởng đến những người bị lupus nhẹ đến vừa phải. Nguyên nhân của các triệu chứng này và lý do các triệu chứng có xu hướng xuất hiện và biến mất thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.

Sống với rối loạn chức năng nhận thức có thể rất khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh có thể học cách cải thiện sự tập trung và giảm bớt lú lẫn, mất trí nhớ bằng cách sử dụng nhiều kỹ năng đối phó, bao gồm câu đố, trò chơi, phản hồi sinh học (biofeedback), sử dụng lịch hẹn hàng ngày và cân bằng các hoạt động hàng ngày để giảm căng thẳng.

2.3 Đau đầu

So với dân số nói chung, người mắc bệnh lupus có thể có nguy cơ gấp hai lần bị đau nửa đầu, thường được gọi là đau đầu do lupus. Các đặc điểm của đau đầu lupus tương tự như chứng đau nửa đầu và có thể được nhìn thấy thường xuyên hơn ở những người có kèm theo hội chứng Raynaud.

Tuy nhiên, đau đầu cũng có thể do viêm mạch máu khi bệnh lupus hoạt động. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu người bệnh lupus có những cơn đau đầu không được cải thiện bằng thuốc đau đầu không kê đơn.

2.4 Tác động đến hệ thần kinh ngoại biên (PNS)

Các dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát các phản ứng và cảm giác vận động, do đó các triệu chứng tê hoặc ngứa ran hoặc không thể di chuyển một phần của cơ thể, có thể là hậu quả của bệnh lupus gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh này. Cơ chế của các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên là do viêm hoặc các mô xung quanh bị sưng nên chèn ép lên dây thần kinh.Các loại triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Gặp vấn đề về thị lực
Đau nửa đầu kèm đau nhức một bên mắt là triệu chứng bệnh gì?
Thị lực của người bệnh có thể bị ảnh hưởng khi dây thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng

  • Đau mặt
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Sụp mí
  • Hội chứng ống cổ tay hay hội chứng đường hầm cổ tay (Carpel tunnel syndrome)

2.5 Tác động lên hệ thống thần kinh tự động (ANS)

Hệ thống thần kinh tự động điều chỉnh nhiều chức năng cơ thể diễn ra tự động như nhịp tim, huyết áp, cảm giác nóng hoặc lạnh, chức năng bàng quang và ruột, giải phóng adrenaline, thở, ra mồ hôi và vận động cơ bắp. Lupus có thể khiến các tín hiệu thần kinh này hoạt động quá mức, dẫn đến một loạt các triệu chứng như:

  • Bỏng rát
  • Ngứa
  • Rối loạn tâm thần
  • Nhức đầu
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy
Ngứa
Người bệnh có thể gặp triệu chứng ngứa và khó chịu

Hội chứng Raynaud là bệnh lý của hệ thống kinh tự động do viêm dây thần kinh hoặc mạch máu. Các mạch máu ở tay và chân đi vào co thắt và hạn chế lưu lượng máu, thường là phản ứng với nhiệt độ lạnh. Dẫn đến các đầu ngón tay hoặc ngón chân chuyển sang màu đỏ, trắng hoặc xanh. Hội chứng Raynaud cũng có thể gây đau, tê hoặc ngứa ran ở ngón tay và/hoặc ngón chân. Những người có hội chứng này thường được khuyên nên tránh điều kiện lạnh và phải đeo găng tay khi ở trong môi trường máy lạnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, hopkinslupus.org, lupus.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan