Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh tiểu đường và lạm dụng rượu là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh thần kinh ngoại biên thường xảy ra ở tay và chân gây ra yếu cơ, tê và đau đớn.

1. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích, nó rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, khi bị tổn thương nó sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác. Bệnh thần kinh ngoại biên thường xảy ra ở tay và chân gây ra yếu cơ, tê và đau đớn.

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể do chấn thương, nhiễm trùng, vấn đề trao đổi chất, di truyền và tiếp xúc với chất độc,... gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh là do bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh thần kinh ngoại biên thường phải chịu những cơn đau, ngứa ran, như kiến đốt...Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể được cải thiện nếu có được điều trị hiệu quả. Thuốc có thể làm giảm các cơn đau của bệnh thần kinh ngoại biên.

Ngứa
Bệnh nhân thần kinh ngoại biên phải chịu những cơn ngứa ran

2. Triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên

Mỗi dây thần kinh trong hệ thống ngoại vi có một chức năng cụ thể, vì vậy các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Thần kinh được phân thành:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Bàn chân hoặc bàn tay bị tê, cảm giác như bị châm chích hoặc ngứa ran. Tình trạng này có thể lan lên vào chân và cánh tay.
  • Đau nhói.
  • Cực kỳ nhạy cảm với cảm ứng
  • Đau khi đặt đồ vật lên.
  • Dễ té ngã
  • Yếu cơ
  • Tê liệt nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng

Nếu các dây thần kinh tự động kiểm soát các chức năng bị ảnh hưởng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi
  • Gặp phải các vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa
  • Thay đổi huyết áp gây chóng mặt.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh (bệnh đơn dây thần kinh), hai hoặc nhiều dây thần kinh ở các khu vực khác nhau (bệnh đa dây thần kinh). Hội chứng ống cổ tay là một ví dụ của bệnh đơn dây thần kinh. Hầu hết những người bị bệnh thần kinh ngoại biên bệnh đa dây thần kinh.

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thần kinh ngoại biên sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương thêm cho các dây thần kinh ngoại biên.

Tê chân
Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên

3. Nguyên nhân bệnh thần kinh ngoại biên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Các tình trạng sức khỏe có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn như: Hội chứng Sjogren, Lupus, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain-Barre, viêm đa dây thần kinh mãn tính gây viêm và viêm mạch.
  • Bệnh tiểu đường: Hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường phát triển một số loại bệnh thần kinh.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như: bệnh Lyme, bệnh zona, virus Epstein-Barr, viêm gan B và C, bệnh phong, bạch hầu và HIV.
  • Rối loạn di truyền: như bệnh Charcot Marie Tooth là loại bệnh lý thần kinh di truyền.
  • Khối u: Sự phát triển của các khối u (cả ác tính và lành tính) đều có thể phát triển trên các dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh đa dây thần kinh có thể phát sinh do một số bệnh ung thư liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đây là một dạng của một rối loạn thoái hóa được gọi là hội chứng paraneoplastic (hội chứng cận ung thư).
  • Rối loạn tủy xương: bao gồm một loại protein bất thường trong máu (giao tử đơn dòng), một dạng ung thư xương (u tủy), ung thư hạch và bệnh amyloidosis hiếm gặp.
  • Những căn bệnh khác như: bệnh thận, bệnh gan, rối loạn mô liên kết và suy giáp.

Các nguyên nhân khác của bệnh thần kinh như:

  • Nghiện rượu: những người nghiện rượu có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B1.
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Các chất độc hại như hóa chất công nghiệp và kim loại nặng: chì, thủy ngân.
  • Thuốc: Một số loại thuốc đặc biệt là những loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư (hóa trị liệu) có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Chấn thương hoặc áp lực lên dây thần kinh: Bệnh nhân bị các chấn thương như: tai nạn, ngã hoặc chấn thương thể thao có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Áp lực thần kinh có thể xảy ra do bị bó bột, sử dụng nạng,...
  • Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B (B1, B6 và B12), vitamin E có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên

4. Các yếu tố rủi ro của bệnh thần kinh ngoại biên

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Lạm dụng rượu
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B
  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh tự miễn
  • Rối loạn thận, gan hoặc tuyến giáp
  • Phơi nhiễm độc tố
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh lý về thần kinh

Bệnh thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Bỏng và chấn thương da bởi người bệnh sẽ không cảm nhận được thay đổi nhiệt độ hoặc đau trên các bộ phận của cơ thể.
  • Nhiễm trùng
  • Dễ ngã: Bệnh thần kinh ngoại biên gây yếu cơ và mất cảm giác có thể liên quan đến sự thiếu cân bằng và té ngã.
uống rượu thường đau đầu và buồn nôn
Lạm dụng rượu bia tăng nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên

5. Phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thần kinh ngoại biên là kiểm soát được các bệnh lý bạn đang gặp phải và có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên như: tiểu đường, nghiện rượu hoặc viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe thần kinh như:

  • Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và thịt nạc để giữ cho thần kinh khỏe mạnh.
  • Bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm như: ăn thịt, cá, trứng, thực phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc. Nếu bạn là người ăn chay thì ngũ cốc sẽ là sự lựa chọn thay thế để bổ sung nguồn cung cấp vitamin B12 tốt
  • Tập luyện đều đặn
  • Tránh xa các yếu tố có thể gây tổn thương thần kinh như: hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, hút thuốc và uống quá nhiều rượu.

Để hiểu hơn về bệnh hoặc cần thăm khám,tư vấn khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện các bạn cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: webmd.com & mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan