Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, táo bón là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Hỏi

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 8 tuần tuổi. Sinh được 10 ngày cháu phải vào viện Nhi TW điều trị viêm phổi RSV 2 tuần. Cháu phải điều trị cách ly mẹ, thở máy và dùng kháng sinh. Khi ra viện cháu bị táo bón. Trung bình 3,4 ngày cháu mới ị 1 lần, thỉnh thoảng 1,2 ngày 1 lần. Phân đặc dính, khi ị cháu rặn gồng mình.

Sau khi điều trị viêm phổi ra viện lúc đó cháu được khoảng gần 4 tuần tuổi, tự dưng đêm ngủ thấy cháu xuất hiện hiện tượng rướn người gồng mình. Gia đình nghĩ đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng kể từ hôm đó cháu rất khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Cả ngày lẫn đêm giấc dài nhất của cháu là 1 tiếng.

Khi ngủ vài phút cháu lại gồng mình, tay chân đạp vung vài lần như thế là cháu tỉnh giấc khóc. Thời gian các cơn gồng mình cách nhau 1-2 phút. Khi ôm chặt bé ngủ thì bé đỡ gồng mình hơn. Tuy nhiên ban đêm hiện tượng này diễn ra nhiều hơn khiến bé càng khó ngủ. Nếu đặt bé tự nằm, tuy rằng mắt vẫn nhắm trong trạng thái đang ngủ nhưng tay chân bé co quắp vùng vẫy không ngừng nghỉ và người co lại như con tôm. Hiện tượng này xảy ra liên tục không ngừng nghỉ kéo dài 10-15 phút thậm chí lâu hơn. Và chỉ dừng lại khi bế bé lên. Cháu không khóc quấy đêm, thỉnh thoảng chỉ khóc gắt ngủ và khó ngủ. Tuy nhiên cháu ngủ không sâu giấc, ngủ rất ngắn và kèm theo táo bón và gồng oằn mình liên tục với tần suất nhiều và lâu khiến cháu không thể ngủ.

Hiện tại cháu đang dùng men vi sinh Simbiosistem trị táo bón và hàng ngày nhỏ 6 giọt vitamin D3+K2. Hiện tượng táo bón và gồng mình khó ngủ diễn ra 1 tháng nay không đỡ. Cháu ăn vẫn được, tăng cân trung bình 150g-200g 1 tuần. Bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng của cháu như thế do đâu và cần khám vấn đề gì ạ? Làm sao để cho cháu ngủ ngon và sâu giấc. Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Nguyễn Thị Trang

Trả lời

Chào bạn! Bạn mô tả khá kỹ các triệu chứng của con. Tuy nhiên bác sĩ cần biết rõ hơn những cơn gồng người của con diễn ra như thế nào? Hiện tượng táo bón của con là chức năng hay thực thể? Thời gian con điều trị viêm phổi thở máy tại viện Nhi trung Ương có gì bất lợi không? Để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất thì bạn nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và tư vấn chính xác tình trạng của con nhé!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y Tế Vinmec. Trân trọng!

Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

987 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Giật mình khi ngủ
    Vì sao ngủ hay bị giật mình?

    Thỉnh thoảng trong lúc đang ngủ, bạn sẽ bỗng giật mình tỉnh giấc. Điều này không chỉ khiến bạn vừa lo sợ mà còn có cảm giác khó đi vào giấc ngủ trở lại. Vậy nguyên nhân vì sao chúng ...

    Đọc thêm
  • Belsomra
    Công dụng thuốc Belsomra

    Thuốc Belsomra được chỉ định điều trị chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc... Tuy nhiên khi sử dụng Belsomra, người bệnh cần tìm hiểu thông tin về thuốc và tuân thủ chỉ định của ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Lunesta
    Tác dụng của thuốc Lunesta

    Thuốc Lunesta có thành phần chính là Eszopiclone, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Lunesta công dụng trong điều trị các triệu chứng mất ngủ, kiểm soát và cải thiện khả năng duy trì giấc ngủ... Tìm hiểu các thông ...

    Đọc thêm
  • Khó vào giấc ngủ có cách khắc phục không?
    Vì sao thành phần tự nhiên trong dầu mè, dầu cám gạo hỗ trợ giảm mất ngủ?

    Những thói quen không lành mạnh trong đời sống hiện đại góp phần khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Do đó, khi chưa thể điều chỉnh lối sống, người mắc bệnh thường luôn quan tâm "mất ngủ uống gì hiệu ...

    Đọc thêm
  • nguyên nhân chứng ngủ rũ
    Điều gì gây ra chứng ngủ rũ?

    Chứng ngủ rũ với những biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên... Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt, làm việc, học tập của người mắc phải. Vậy điều ...

    Đọc thêm