Công dụng của thuốc Ciclesonide

Thuốc Ciclesonide công dụng là điều trị viêm mũi dị ứng, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau bụng kinh, ngứa mũi và hắt hơi. Cùng tìm hiểu về công dụng, lưu ý khi sử dụng thuốc Ciclesonide qua bài viết dưới đây.

1. Ciclesonide công dụng là gì?

Thuốc Ciclesonide chứa hoạt chất Ciclesonide – thuộc nhóm thuốc glucocorticoid. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt mũi với 2 hàm lượng là 50mcg và 37mcg. Ciclesonide được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm mũi dị ứng;
  • Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm;
  • Giảm triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Ciclesonide

Thuốc Ciclesonide công dụng điều trị viêm mũi dị ứng được sử dụng bằng đường xịt. Mỗi chai thuốc chứa 12,5g Ciclesonide cung cấp 120 lần xịt định lượng. Công dụng của thuốc thường đạt được rõ ràng trong 24 – 48 giờ sau khi điều trị, triệu chứng cải thiện hơn nữa trong 1 – 2 tuần đối với viêm mũi dị ứng theo mùa và khoảng 5 tuần đối với viêm mũi dị ứng quanh năm. Liều thuốc nên được giảm dần đến mức thấp nhất có hiệu quả khi các triệu chứng đã được kiểm soát. Liều dùng Ciclesonide được khuyến cáo như sau:

  • Người trưởng thành:
    • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Liều thuốc khuyến cáo là 100mcg (2 lần xịt) vào mỗi bên mũi 1 lần mỗi ngày (liều thuốc tổng là 200mcg/ngày);
    • Viêm mũi dị ứng lâu năm: Liều thuốc khuyến cáo là 100mcg vào mỗi bên mũi 1 lần mỗi ngày (liều thuốc tổng là 200mcg/ngày).
  • Trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Thuốc Ciclesonide dạng xịt được sử dụng như sau:

  • Lắc nhẹ bơm xịt thuốc trước khi sử dụng;
  • Trước khi sử dụng thuốc lần đầu người bệnh cần kích hoạt bơm phun thuốc 8 lần. Trường hợp sau khoảng 4 ngày (hoặc lâu hơn) không sử dụng thuốc cần kích hoạt bơm 1 lần hoặc nhiều lần cho đến khi xuất hiện tia phun mịn;
  • Người bệnh cần làm sạch đường mũi trước khi sử dụng thuốc;
  • Nghiêng đầu về phía trước, đưa đầu xịt thuốc vào một bên lỗ mũi và giữ cho chai thẳng đứng. Hướng đầu mũi ra phía xa vách ngăn mũi;
  • Người bệnh tiến hành bơm thuốc vào một bên lỗ mũi, đồng thời bịt kín lỗ mũi còn lại. Lặp lại thao tác xịt thuốc đối với bên mũi còn lại;
  • Lau sạch bơm thuốc bằng khăn giấy sau khi sử dụng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Ciclesonide

Thuốc Ciclesonide có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thường gặp: Chảy máu cam, nhức đầu, khó chịu ở mũi, viêm mũi họng, đau họng;
  • Ít gặp: Chảy máu mũi, đau đầu, sốt, đau cơ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm họng, suy nhược bất thường, mệt mỏi;
  • Hiếm gặp: Mụn nhọt hoặc mụn trứng cá, bỏng rát, phồng rộp, đóng vảy, bong tróc da, sạm da, khó thở, bệnh tiêu chảy, khó nuốt, đau mắt, ngất xỉu, mất ý thức, ăn không ngon, mẩn đỏ nghiêm trọng, sưng hoặc đau nhức da, nôn mửa, tức ngực, tăng cân quanh mặt và cổ, thở khò khè.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ciclesonide

Chống định sử dụng thuốc Ciclesonide:

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Ciclesonide ở người bệnh mẫn cảm với Cicleosonide hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ciclesonide ở người bệnh được chuyển từ sử dụng thuốc corticosteroid đường toàn thân sang đường mũi, vì các triệu chứng cai corticosteroid (ví dụ như đau cơ, đau khớp, trầm cảm, buồn nôn); cơn hen kịch phát và suy thượng thận cấp có triệu chứng nghiêm trọng hoặc các tình tràn lâm sàng khác có thể xảy ra.
  • Đối với người bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng lâm sàng cần điều trị bằng thuốc Corticosteroid toàn thân lâu dài, việc giảm nhanh liều thuốc Corticoisteroid toàn thân có thể dẫn đến các đợt cấp có triệu chứng nghiêm trọng.
  • Người bệnh điều trị bằng thuốc Corticosteroid cần được xem xét nguy cơ xảy ra ức chế miễn dịch. Tránh tiếp xúc với người bệnh sởi, thủy đậu ở những người bệnh chưa được tiêm chủng ngừa và người bệnh chưa được phơi nhiễm trước đó.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ciclesonide ở người bệnh mẫn cảm với các thuốc Corticosteroid khác, bởi nguy cơ nhạy cảm chéo có thể xảy ra.
  • Lưu ý đối với phụ nữ có thai: Ciclosonide thuộc phân nhóm C, vì vậy không sử dụng thuốc ở phụ nữ đang mang thai.
  • Lưu ý đối với phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho thấy Cicleosonide phân bố được vào sữa mẹ, vì vậy cần thận trọng khi sử thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Ciclesonide có thể gây ra một số tương tác thuốc như sau:

  • Ketoconazole: Làm tăng nồng độ của thuốc Cicleosonide hít qua đường miệng;
  • Warfarin: Không ảnh hưởng đến khả năng liên kết protein huyết tương của Cicleosonide;
  • Acid salicyclic: Không ảnh hưởng đến khả năng liên kết protein huyết tương của Cicleosonide.

Tương tác thuốc xảy ra có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc đang sử dụng (bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng) để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Trên đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Ciclesonide. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

268 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan