Công dụng thuốc Cadifradin

Cadifradin có thành phần chính là Cefradin 500mg, bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu, da mô mềm và xương, bệnh lậu, vv.

1. Cadifradin là thuốc gì?

Thuốc Cadifradin được bào chế dưới dạng viêm nang cứng màu vàng đậm, thành phần chính là Cefradin 500 mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị các chứng:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi thùy, viêm phế quản, giãn phế quản có kèm bội nhiễm
  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc, viêm họng
  • Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận, viêm niệu đạo, dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương: Áp xe/viêm/mụn nhọt/chốc lở ở da, nhiễm trùng xương
  • Nhiễm khuẩn sản-phụ khoa
  • Điều trị bệnh lậu khi penicillin không còn phù hợp
  • Dự phòng thay Penicillin cho người mắc bệnh tim cần điều trị răng

Cadifradin 500 được chống chỉ định với người bị dị ứng với Cefradine, kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc sốc phản vệ do penicillin.

2. Liều lượng - Cách dùng

Cadifradin 500 được dùng đường uống. Thời gian điều trị bằng Cadifradin 500 thường kéo dài từ 7-14 ngày, liều khuyến cáo tối đa là 6g/ngày với người lớn và 4g/ngày với trẻ em.

  • Với nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường hô hấp (ngoại trừ viêm phổi thùy), nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng: Dùng liều 500mg/lần, 2 lần/ngày
  • Với nhiễm trùng đường niệu nặng (kể cả viêm tuyến tiền liệt) và viêm phổi thùy: Dùng liều 500 mg/lần, 4 lần/ngày hoặc 1 g/lần, 2 lần/ngày.
  • Bệnh lậu dùng liều duy nhất 3g, kết hợp 1g Probenecid cho nam hoặc liều 2g kết hợp 0.5g Probenecid cho nữ
  • Trẻ > 9 tháng tuổi: Dùng liều 25 - 60 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần uống
  • Người suy thận điều trị bằng Cadifradin cần giảm liều theo ClCr.

Liều dùng Cadifradin 500 cần được tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

Nếu quên một liều Cadifradin hãy dùng càng sớm càng tốt, thông thường là uống cách 1-2 giờ so với giờ được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu gần với liều tiếp theo, thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời gian đã quy định như liều bình thường, không gấp đôi liều.

Nếu có biểu hiện bất thường sau khi dùng quá liều thuốc quy định thì cần báo cho bác sĩ được biết để được điều trị kịp thời. Nếu đang điều trị tại nhà thì cần mang sổ khám bệnh, toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để hỗ trợ chẩn đoán được nhanh chóng hơn.

3. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị bằng Cadifradin gồm:

  • Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa gồm tiêu chảy, buồn nôn.
  • Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, mày đay, ngứa, tăng transaminase gan có hồi phục, thiếu vitamin K và B.
  • Hiếm gặp: Đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.

4. Thận trọng

Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng Cadifradin gồm:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bị suy thận nặng, người cao tuổi, bị suy kiệt.
  • Cần giảm liều tối đa khuyến cáo cho người giảm chức năng thận giảm còn dưới một nửa mức bình thường, cần đánh giá chức năng thận trước và trong quá trình sử dụng thuốc để điều chỉnh liều phù hợp.
  • Chưa có nghiên cứu về độc tính trên thai và khả năng gây quái thai khi uống thuốc Cadifradin, nên cần rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Nồng độ Cadifradin 500 trong sữa mẹ rất thấp, tuy nhiên vẫn cần cân nhắc ngừng cho con bú trước khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, do đó không nên sử dụng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc gặp phải khi dùng Cadifradin với các loại thuốc khác gồm:

  • Dùng Cadifradin 500 kết hợp với thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, acid ethacrynic, piretanid có thể làm tăng độc tính với thận.
  • Dùng Cadifradin 500 kết hợp với Probenecid gây làm chậm thải trừ, kéo dài tác dụng của cefradine.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

87 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan