Công dụng thuốc Cephran

Thuốc Cephran có thành phần hoạt chất chính là Ceftriaxone với hàm lượng 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc kháng sinh này được kê đơn phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về dòng thuốc này.

1. Thuốc Cephran là thuốc gì?

Thuốc Cephran có thành phần hoạt chất chính là Ceftriaxone với hàm lượng 1g và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc Cephran được bào chế dưới dạng bột vô khuẩn pha tiêm. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 1 lọ x 1g thuốc bột.

Dược động học của hoạt chất Ceftriaxone:

  • Khả năng hấp thu: Hoạt chất Ceftriaxone được hấp thu kém qua đường tiêu hoá, chỉ dùng đường tiêm.
  • Khả năng phân bố: Hoạt chất này được phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất là khi màng não bị viêm. Thuốc qua được nhau thai và cả sữa mẹ.
  • Khả năng chuyển hoá: Hoạt chất này được chuyển hóa chủ yếu ở gan.
  • Khả năng thải trừ: Hoạt chất này được thải trừ ra ngoài cơ thể chủ yếu qua thận.

2. Thuốc Cephran điều trị bệnh gì?

Thuốc Cephran được chỉ định trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng hô hấp, tai - mũi - họng, nhiễm trùng máu, thận - tiết niệu sinh dục, viêm màng não mủ.
  • Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng xương khớp, da, vết thương và mô mềm, viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Cephran

3.1. Cách dùng thuốc Cephran

Thuốc Cephran được bào chế dưới dạng bột vô khuẩn pha tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

3.2. Liều dùng của thuốc Cephran

  • Liều dùng với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 - 2 g/ngày; trường hợp nặng dùng 4g/ngày.
  • Liều dùng với trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi là 20 - 80 mg/kg.
  • Liều dùng với trẻ em bị viêm màng não là 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4g.
  • Liều dùng điều trị lậu: Tiêm IM liều duy nhất 250 mg.
  • Dự phòng trước phẫu thuật dùng với liều 1 - 2 g tiêm 30 - 90 phút trước mổ.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cephran

Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Cephran cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau: phản ứng quá mẫn trên da, vàng da, tăng men gan, suy thận cấp, viêm đại tràng nặng, viêm phổi kẽ.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả các tác dụng ngoại ý và những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Cephran.

5. Tương tác của thuốc Cephran

  • Tương tác của thuốc Cephran với thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc Cephran có phản ứng đối kháng với chloramphenicol (in vitro). Tương kỵ với các dung dịch có chứa Ca. Không pha chung ống tiêm thuốc Cephran với aminoglycosid.
  • Khi dùng thuốc Cephran đồng thời với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid, acid ethacrynic... sẽ làm tăng độc tính với thận.
  • Probenecid làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của thuốc có chứa thành phần kháng sinh nhóm cephalosporin

Tương tác thuốc như kể trên có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết về các loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được kê đơn và thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.

Ngoài ra, tương tác của thuốc Cephran với thực phẩm, đồ uống. Không sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể gây ra những tác dụng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Cephran hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Cephran cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hoặc hút thuốc lá.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Cephran

6.1. Chống chỉ định với thuốc Cephran

  • Người có cơ địa nhạy cảm hay dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng.
  • Người có tiền sử dị ứng với kháng sinh penicillin vì có thể dị ứng chéo.

Chống chỉ định của thuốc Cephran chính là những chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc sử dụng thuốc. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, tốt nhất người sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng, cách dùng.

6.2. Sử dụng thuốc Cephran đối với phụ nữ có thai và cho con bú

  • Phụ nữ có thai: Mặc dù thuốc Cephran không có tác động đến thai kỳ, trên sự phát triển chu sinh và sau khi sinh ở động vật ở những mức liều được dung nạp ở động vật mẹ, độ an toàn trong thời gian có thai ở người chưa được xác định. Vì vậy, không nên dùng thuốc Cephran đối với phụ nữ có thai ngoại trừ khi quá cần thiết và lợi ích vượt trội nguy cơ.
  • Phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa có dữ liệu trên người, có nguy cơ thuốc Cephran cũng được bài tiết qua sữa người, nên mẹ đang điều trị với loại thuốc này không nên cho con bú.

6.3. Cách bảo quản thuốc Cephran

  • Bảo quản thuốc Cephran ở những nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh nơi có độ ẩm cao và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Cephran tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Cephran khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối màu hay chất, mùi mốc. Tham khảo ý kiến từ các công ty xử lý môi trường địa phương để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt bỏ hay xả thuốc xuống bồn cầu hoặc những đường ống dẫn nước.
  • Khi được bác sĩ điều trị chỉ định sử dụng, người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cephran để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Trên đây là các thông tin về công dụng của Cephran cũng như các lưu ý khi sử dụng dòng thuốc này. Hy vọng sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, tăng hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan